Trạm Tấu nỗ lực giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/6/2023 | 10:29:46 AM

YênBái - Năm 2016, số hộ nghèo và cận nghèo năm của huyện Trạm Tấu chiếm tới trên 80%. Sau nhiều năm nỗ lực, đến hết năm 2022, tỷ lệ này giảm xuống còn 56,37% (theo tiêu chí mới). Đây là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Trạm Tấu.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu tham gia trồng khoai sọ với người dân thôn Mù Cao, xã Bản Mù
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu tham gia trồng khoai sọ với người dân thôn Mù Cao, xã Bản Mù

Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Trạm Tấu đã chủ động bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, khai thác các tiềm năng lợi thế, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư; đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. 

Huyện đã triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm…; lấy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là khâu then chốt trong phát triển kinh tế, trọng tâm là phát huy giá trị những cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản; tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp, vận động nhân dân tích cực khai hoang ruộng bậc thang, tuyên truyền vận động các hộ nhiều đất san sẻ cho các hộ thiếu đất để sản xuất, phát huy nội lực để vươn lên thoát nghèo. 

Đồng thời, huy động các nguồn lực giúp đỡ các hộ thoát nghèo, đặc biệt là sự giúp đỡ của Tổ công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách huyện, các sở, ngành của tỉnh, các tổ công tác của huyện phụ trách xã để giúp đỡ các hộ nghèo. 


Nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao cho người dân huyện vùng cao Trạm Tấu, góp phần đẩy nhanh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn

Ông Hoàng Anh Tuấn - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu cho biết. Công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trong giai đoạn 2016 – 2020 giảm trên 8%; trong hai năm 2021 – 2022 giảm 6,9%, vượt 0,4% chỉ tiêu tỉnh giao, trong đó có trên 200 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. 

Nhiều hộ thiếu đất đã được hộ nhiều đất sản sẻ để có đất sản xuất, canh tác, giúp ổn định cuộc sống. Toàn huyện có trên 1.000 hộ chăn nuôi trâu bò từ 5 con trở lên (đạt 20% số hộ chăn nuôi của huyện), trong đó, nhiều hộ phát triển theo hướng kinh tế trang trại; 100% xã, 50% thôn có đường giao thông cứng hóa, trên 80% hộ dân được sử dụng điện. Trong hai năm 2021 – 2022, từ các chính sách của Nhà nước và huy động xã hội hóa, huyện đã hỗ trợ 156 hộ nghèo làm nhà ở.. 

Về kinh nghiệm giảm nghèo của huyện, ông Tuấn chia sẻ: Trạm Tấu đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, đây là lực lượng quan trọng để truyền tải và thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, dự án tại cơ sở, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực được đầu tư. Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tập trung tuyên truyền khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo trong nhân dân, hướng dẫn nhân dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn lao động là người dân tộc thiểu số thông qua các lớp đào tạo nghề. 

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng, song Trạm Tấu vẫn là huyện nghèo; giảm nghèo chưa bền vững và có nguy cơ tái nghèo; số hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa phát huy được nhiều tiềm năng, lợi thế những sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương. 

Để thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới, Trạm Tấu tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đối với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; nhất là tập trung xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. 

Trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp nhằm thu hút, quảng bá tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là tiềm năng cây trồng, vật nuôi đặc sản, chủ lực của huyện như khoai sọ, măng ớt, sơn tra, chè Shan tuyết, lợn đen bản địa, cây dược liệu,.. ; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn; duy trì, phát triển các nghề truyền thống để tạo việc làm cho lao động địa phương. 

Hyện cũng tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và xã hội chung tay thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó giao cụ thể từng cán bộ, đảng viên giúp đỡ các hộ dân thoát nghèo; phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng dòng họ, tập trung xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tự giác vươn lên thoát nghèo của người dân. 

Mạnh Cường

Tags Trạm Tấu giảm nghèo Mục tiêu quốc gia Yên Bái

Các tin khác
Mô hình kinh tế tổng hợp của hộ ông Lò Văn Hơn, thôn Lừu 2, xã Hát Lừu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao đời sống, hỗ trợ hội viên thoát nghèo, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu triển khai nhiều hoạt động: hỗ trợ nguồn vốn vay, kỹ thuật, cây con giống hay vận động cán bộ, hội viên nông dân (HVND) đoàn kết giúp nhau về vốn, vật tư nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất...

Đồng bào Mông huyện trạm Tấu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc để nâng cao thu nhập.

Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm 3,5% hộ nghèo so với năm 2022, tương đương giảm 7.662 hộ.

Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, nâng cao thu nhập.

Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Bình đạt 669.036 triệu đồng, tăng 44.756 triệu đồng so với năm 2022.

Nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu được hỗ trợ học nghề và vay vốn phát triển sản xuất vươn lên giảm nghèo một cách bền vững

Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Trạm Tấu đã đào tạo nghề cho 2.360 lao động, giải quyết việc làm mới cho trên 1.783 lao động, bằng 55% so với chỉ tiêu nghị quyết. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 57,9%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,5%; số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp là 1.035 lao động, đạt 59,14% mục tiêu của giai đoạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục