Lâm Thượng có hàng chục mô hình kinh tế hiệu quả

  • Cập nhật: Chủ nhật, 10/9/2023 | 5:25:46 AM

YênBái - Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện, nhân dân xã Lâm Thượng đã tích cực tham gia các loại hình phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.

Mô hình chăn nuôi trâu bán công nghiệp của hộ gia đình ở xã Lâm Thượng.
Mô hình chăn nuôi trâu bán công nghiệp của hộ gia đình ở xã Lâm Thượng.

Đến nay toàn xã có 18 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô từ 10 con trở lên; 42 mô hình chăn nuôi lợn từ 10 - 30 con/lứa; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm và gia cầm đặc sản với quy mô từ 300-500 con; 1 mô hình chăn nuôi dê với quy mô từ 30 con trở lên...

Khuyến khích, vận động nhân dân phát triển cây măng mai lên 350 ha, sản lượng trung bình hàng năm ước khoảng 5.250 tấn. Cùng với sản phẩm măng mai Lâm Thượng được công nhận đạt 3 sao OCOP, xã có 3 sản phẩm khác được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu bao gồm: "Gà trống thiến Lục Yên”, "Cá Bỗng Lục Yên” và "Vịt bầu Lâm Thượng”. 

Các mô hình kinh tế đã tạo việc làm, nâng cao giá trị của các sản phẩm nông, lâm nghiệp của địa phương; mang lại thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 46,3 triệu đồng/người/năm.

Nhờ đó, số hộ nghèo toàn xã giảm từ 402 hộ xuống còn 87 hộ nghèo (chiếm 5,96%) và 95 hộ cận nghèo (chiếm 6,36%); tỷ lệ nghèo đa chiều của xã dự kiến năm 2023 chỉ còn ở mức 12,19%.

Quang Tuấn

Các tin khác
Cán bộ, đảng viên xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải giúp dân xóa nhà dột nát.

Để đẩy nhanh quá trình giảm nghèo, Chế Cu Nha đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: Chương trình Mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững; Chương trình 30a...

Từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái đã phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống khá hơn trước

Công tác giảm nghèo của Yên Bái trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực với tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 4%/năm. Đây là thành quả từ sự linh hoạt trong việc lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để người nghèo phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ chăn nuôi gà, gia đình Nông Thị Nhiệm, thôn Trạng, xã Tân Lĩnh (người đứng giữa) đã được công nhận thoát nghèo. Đến nay, gia đình chị còn vươn lên trở thành hộ khá của xã.

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Lục Yên đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững. Các cấp Hội phấn đấu năm 2023 giúp đỡ 40 hộ gia đình phụ nữ nghèo, 45 hộ cận nghèo thoát nghèo.

Nhiều mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân được nhân rộng.

Đến nay, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã giảm được 10,37% hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ; năm 2021 – 2022, bình quân mỗi năm giảm 4,3%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều; năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo còn 9,52%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 12,67%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục