Đào tạo nghề góp phần giảm nghèo cho người dân Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/11/2023 | 8:12:37 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Yên Bình đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác giáo dục nghề nghiệp, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài địa phương, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Các em học sinh được dạy nghề nấu ăn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình.
Các em học sinh được dạy nghề nấu ăn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Bình.


Song song với việc vận động nhân dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, xã Vũ Linh đã chủ động phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội mở 5 - 6 lớp dạy nghề ngắn hạn mỗi năm, tập trung vào các ngành nghề nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch, dạy tiếng Anh cơ bản, chăn nuôi thú y… Vì vậy, đã có hàng trăm lao động qua đào tạo có việc làm ổn định. 

Chị Hoàng Thị Thương ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh chia sẻ: "Nhờ được đào tạo tiếng Anh, lễ tân nên việc giao dịch, phục vụ khách du lịch đến với homestay của gia đình thuận lợi hơn, ngày càng thu hút khách nhiều hơn”.

Xác định giáo dục nghề nghiệp là yếu tố quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hiện Trung tâm GDNN - GDTX huyện đang mở 16 lớp, với 624 học sinh. Trung tâm đã thực hiện song song hai nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, đào tạo nghề, kết hợp công tác giáo dục văn hóa với đổi mới đào tạo, xây dựng chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Công tác đào tạo nghề luôn được Trung tâm thực hiện theo phương châm lý thuyết đi đôi với thực hành, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động và nhu cầu lao động tại địa phương. Qua đó, nhà trường đã thiết kế bài giảng giúp các học viên dễ hiểu, dễ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế để tìm kiếm việc làm. 

Em Lương Thị Bích Thảo, học sinh lớp 11, Trung tâm GDNN - GDTX huyện, chia sẻ: "Là con gái nên em chọn nghề nấu ăn, đến đây chúng em được các thầy, cô dạy bảo tận tình chu đáo, hiện tại em đã giúp bố mẹ nấu được các món ăn cho gia đình. Sau khi tốt nghiệp THPT em sẽ có thêm bằng Trung cấp nghề để có cơ hội  tìm việc làm”. 

Phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả là một trong những giải pháp giúp hộ nghèo ở Yên Bình thoát nghèo.
Được đào tạo nghề, trình độ thâm canh của người dân được nâng lên rõ rệt.

Bình quân mỗi năm huyện Yên Bình mở được từ 40 - 45 lớp đào tạo nghề cho trên 3.000 lao động, các ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi thú y, hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật xây dựng, chế biến nông lâm sản, mộc dân dụng, sửa chữa máy nông cụ, nấu ăn… Anh Ngô Mạnh Tuấn, thôn 6, xã Phú Thịnh huyện Yên Bình chia sẻ "Thông qua lớp đào tạo nghề tôi đã được tập huấn khoa học kỹ thuật, biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi hiệu quả hơn, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo”.


Theo ông Lương Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm GDNN- GDTX huyện, Trung tâm luôn chủ động  phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các nhà trường và các xã, thị trấn làm tốt việc hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh và lao động nông thôn. 

"Trung tâm cũng đã lựa chọn, bố trí giáo viên có tay nghề, có kinh nghiệm để truyền đạt cho các học viên. Vì vậy, đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số có điều kiện nâng cao kiến thức về các ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp" - ông Hùng chia sẻ.

Hàng năm, đã có trên 80% học sinh sau khi tốt nghiệp được các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng. Số còn lại đều áp dụng kiến thức để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đầu tư các cửa hàng dịch vụ, mở rộng quy mô trang trại trồng trọt, chăn nuôi... Từ đó, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở địa phương.

Những năm qua, huyện Yên Bình đã ban hành, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động, từng bước thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Huyện đã tiến hành điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định danh mục nghề cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và thị trường lao động, đưa ra giải pháp phù hợp, nhất là thực hiện Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho người lao động gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2021- 2025. 

Hàng năm huyện còn tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung - cầu lao động, với sự tham gia của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển dụng lao động. Vì vậy, từ đầu năm đến nay toàn huyện đã tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động đạt 110% kế hoạch tỉnh giao; 80% lao động sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn 3,58%.

Với những giải pháp căn cơ trong công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn cùng những kinh nghiệm từ thực tế, huyện Yên Bình đã và sẽ từng bước thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo một cách bền vững, đưa Yên Bình trở thành huyện phát triển toàn diện. 

Minh Huyền

Tags Đào tạo nghề giảm nghèo Yên Bình Thác Bà

Các tin khác
Ông Cháng A Sai, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi tằm của hộ nghèo trên địa bàn.

Thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp huyện Trấn Yên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, tạo sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống , góp phần đưa tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 1,75%.

UBND huyện Văn Yên hỗ trợ lợn giống cho các hộ nghèo thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp.

Tiếp nối nhiều cách làm sáng tạo đã thực hiện thời gian qua, năm 2024, huyện Văn Yên tiếp tục phát động phong trào thi đua “Dòng họ, thôn không còn hộ nghèo”, hướng tới xã không còn hộ nghèo để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo bền vững.

Lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Trấn Yên và UBND xã Quy Mông tham quan mô hình kinh tế của bà Phùng Thị Ý.

Nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Trấn Yên đã mạnh dạn thay đổi tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất, làm chủ kinh tế gia đình, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình nuôi dê núi của anh Sùng A Lâu, thôn Cang Dông và 2 thành viên trong tổ hợp tác nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.

Bằng việc xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu đã đề ra những giải pháp cụ thể. Từ chỗ độc canh một loại cây trồng, nay ở các thôn đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục