Hàng vạn người đi lễ Bà Chúa thượng ngày đầu xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/2/2014 | 1:11:56 PM

Những ngày đầu xuân Giáp Ngọ, đã có hàng vạn du khách và người dân xứ Thanh đã hành hương về Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đạt để dâng hương tưởng nhớ người có công với đất nước, du xuân, cầu lộc, cầu tài.

Du khách và người dân về dâng hương tưởng niệm đầu xuân tại đền Cửa Đạt.
Du khách và người dân về dâng hương tưởng niệm đầu xuân tại đền Cửa Đạt.

Những ngày đầu xuân, hàng vạn lượt du khách đã ngược về đền thờ Cửa Đạt, xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để dâng hương, tưởng nhớ công lao của những danh nhân và du xuân ngắm cảnh sơn thủy hữu tình nơi thượng nguồn sông Mã. Đây chính là nơi thờ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn.

Theo sử sách ghi lại, danh nhân Cầm Bá Thước là người dân tộc Thái, sinh ra ở huyện Thường Xuân. Ông là một trong những người lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa vào cuối thế kỷ 19 và để lại nhiều đóng góp to lớn đối với dân tộc ta. Năm 1895, Cầm Bá Thước bị giặc Pháp dụ dỗ, mua chuộc nhưng không khuất phục được ý chí và lòng can đảm của ông, chúng đã xử tử ông ngay trên mảnh đất Châu Thường, năm đó ông tròn 37 tuổi.

Còn theo truyền thuyết dân gian thì Bà Chúa Thượng Ngàn được sinh ra vào thời nhà Trần, có công cứu nạn dân chúng, nên được phong thánh cai quản vùng đất thượng du này.

Từ đền nhìn lên hồ Cửa Đạt và dòng sông hiền hòa.

Từ đền nhìn lên hồ Cửa Đạt và dòng sông hiền hòa.
Từ đền nhìn lên hồ Cửa Đạt và dòng sông hiền hòa.

Để tưởng nhớ công ơn của danh nhân Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn, người dân địa phương lập hai ngôi đền bên cạnh nhau để nhân dân đến dâng hương tưởng niệm. Đền Cửa Đạt đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Khu di tích nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 60 km về phía Tây. Du khách đến đây không chỉ dâng hương tưởng niệm mà còn được ngắm cảnh sơn thủy hữ tình với xung quanh là núi non và dòng nước trong xanh. Đặc biệt từ khi công trình Thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách thăm quan công trình thủy lợi lớn nhất cả nước này tạo cho du khách một chuyến du xuân đầy cảm xúc.


Cầu lộc, cầu tài.
Cầu lộc, cầu tài.

Để phục vụ nhu cầu của du khách và nhân dân trong vùng, ngay từ tối 30 Tết, nhà đền đã mở cửa đón khách tham quan, dâng hương và hái lộc đầu xuân. Mỗi du khách đến đây, sau khi dâng hương cầu lộc, cầu tài và tham quan cảnh vật thiên nhiên, khi ra về thường chọn mua cho mình một cành lộc đầu xuân, với ước nguyện mang lộc về nhà.

Ông Cầm Bá Huyến, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt cho biết: “Để phục vụ tốt nhất nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân và du khách, UBND huyện đã chỉ đạo mạnh tay với tệ nạn mê tín dị đoan, ăn xin, ăn mày trong khu vực nội tự. Tăng cường lực lượng đảm bảo trật tự và vệ sinh môi trường. Những ngày đầu xuân năm nay, lượng du khách đến với đền Cửa Đạt rất đông, mỗi ngày có khoảng 7 - 10 nghìn lượt người về dâng hương, vãn cảnh. Đặc biệt vào ngày mùng 5 Tết có khoảng hơn 10.000 người về đây dâng hương”.

Kiến trúc đền cũng rất bắt mắt.
Kiến trúc đền cũng rất bắt mắt.

Du khách sau khi dâng hương, tham quan thường chọn mua lộc đầu xuân.
Du khách sau khi dâng hương, tham quan thường chọn mua lộc đầu xuân.

Từ trên hồ Cửa Đạt nhìn xuống đền thờ.
Từ trên hồ Cửa Đạt nhìn xuống đền thờ.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Các lễ hội được tổ chức sẽ thu hút nhiều du khách đến với Yên Bái.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Không có nhiều danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch nổi tiếng nhưng với cách làm và hướng đi riêng của mình, Yên Bái đã và đang là điểm đến của nhiều du khách. Doanh thu từ phát triển du lịch đóng góp không nhỏ cho kinh tế địa phương.

Sân chọi trâu đã hoàn thiện.

YBĐT - Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là xã có nhiều di tích lịch sử gắn với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Những năm gần đây, người dân trong xã quan tâm khôi phục các nét văn hóa truyền thống đã bị mai một trong quá khứ.

Trẻ em lên ngựa đi rước quanh làng trong ngày xuất gia.

Trẻ em ở Myanmar được gia đình cho xuất gia để tu tập trước khi tự quyết định có đi tu cả đời hay sau đó sẽ hoàn tục.

Sáng 6-2 (tức mùng 7 Tết), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, đã được tổ chức với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương và du khách. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương cùng đại diện một số tỉnh bạn tham dự lễ hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục