Rượu trong đời sống người Mông

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong những tập tục và quan niệm sống của người Mông thì rượu còn là một thức uống, người bạn gần gũi và không thể thiếu trong đời sống của họ.

Nấu rượu ngô ở vùng cao.
Nấu rượu ngô ở vùng cao.

Rượu của người Mông chủ yếu là rượu ngô, thứ rượu có hương vị lạ, đậm và ngọt thường khoảng trên 40 độ, khi uống rượu người thưởng thức cảm nhận được sự lâng lâng nhẹ nhàng, nhưng không bao giờ đau đầu gây mệt mỏi. Rượu được chính người dân trưng cất thủ công theo kinh nghiệm từ cha ông để lại. Hầu hết trong mỗi gia đình đều có dụng cụ nấu rượu. Bếp nấu rượu được đắp bằng đất, rất chắc và giữ nhiệt. Người dân thường lấy đất trong chính mảnh vườn hay trong khu vực mình sống mà làm nên những chiếc bếp đỏ lửa vậy. Nồi nấu rượu rất đa dạng, nhà nào có gì dùng nấy chẳng nhà nào giống nhà nào có thể là những cái nồi đồng, chảo gang… trõ để trưng cất rượu được làm bằng gỗ rừng và là thành phần quan trọng để cấu thành nên sản phẩm rượu thơm, ngon.

Để cho ra được những chén rượu đậm sắc hương, người Mông thường đem bung những hạt ngô cho chín mềm hoặc cầu kỳ hơn thì đem say ngô thành bột rồi đem xôi chín, chờ ngô ấm thì tiến hành ủ men, men được chế từ một loại lá cây Hồng My trong rừng. Sau khi ủ xong, người ta chuyển ngô vào những vại, thúng được quấn kín đảm bảo ấm, kín đủ điều kiện để lên men, sau 3 ngày ngô lên men ra đường bấy giờ người ta mới cho ngô vào nồi rượu. Nấu rượu cũng cần có nước sạch và ngon, nước ở đây chủ yếu được lấy từ nước ở các khe núi dẫn về.

Theo anh Giàng A Tu ở trung tâm thị tứ ngã ba Kim, huyện Mù Cang Chải (YênBái) thì công đoạn đun cũng rất quan trọng, phải giữ ngọn lửa vừa phải, bởi ở vùng cao khí hậu lạnh, củi khó cháy mà khi cháy giữ nhiệt thật khó, khi nồi rượu chuyển xôi thì đun nhỏ lửa vừa đủ cho hơi nước bốc lên đọng lại thành từng giọt bám vào bề mặt dưới của chậu nước lạnh. Mỗi nhà có một bí quyết riêng, độ đậm nhạt khác nhau nhưng rượu đều từ ngô nên rất dễ chịu, uống rượu cảm thấy khỏe, gân cốt được thư giãn và đầu óc tỉnh táo mà còn chống lại được cái lạnh của vùng cao.

Không phải vào mùa nào trong năm, hễ có dịp trở lại vùng cao bất kỳ khi nào bạn cũng dễ dàng tìm chọn và thưởng thức chén rượu của người Mông, chỉ cần đi ngang qua, hay bật nút chai là có thể nhận ra được vị ngọt ngào, thắm đậm của rượu ngô, có lẽ vì vậy mà nó đã gắn bó người Mông.

Nhật Lệ

Các tin khác

YBĐT - Năm 2006, doanh thu từ dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 224 tỷ đồng. Riêng doanh thu từ các cơ sở lưu trú đạt 45 tỷ đồng. Tổng số khách đón và phục vụ trên 170.000 lượt, tăng 31% so với năm trước.

Hương vị đặc biệt của chuối chính là sự hấp dẫn của bánh.

YBĐT - Từ lâu chuối đã trở thành cây gần gũi, gắn bó với người Tày Lục Yên, bởi những hữu ích từ cây chuối đem lại. Hiểu và đánh giá đúng vị trí của chuối trong đời sống của mình mà người Tày đã sáng kiến tái hiện sự thanh tao, hấp dẫn của hương vị chuối bằng cách chế biến thành một sản vật ngon – bánh chuối - chứa đựng giá trị tinh thần được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ sau và được dùng làm đồ cúng tế trong những dịp gia đình, dòng họ có việc trọng đại.

(Ảnh: Minh Đức)

YBĐT - Khách thăm quan du lịch trên hồ Thác Bà lúc đi ngang qua xã Phúc An, đôi khi nhìn thấy thấp thoáng bóng áo chàm, áo xanh của các cô gái dân tộc Cao Lan xinh đẹp qua lại bên đát Ô Đồ (Thác Ô Đồ), ở đâu đó có văng vẳng vọng ra câu ca: Phúc An có đát Ô Đồ Có suối róc rách, bóng cô áo chàm

Để chế biến món Pà mẳm ngon nhất thiết phải có cá ao, cá ruộng.

YBĐT - Trong rất nhiều món ăn của đồng bào Thái ở Yên Bái thì Pà Mẳm được coi là một trong những món ăn đặc sản mà đến nay còn rất ít người biết làm và chỉ được dùng trong những dịp gia đình có việc trọng đại hoặc như thiết đãi khách quý đến chơi nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục