Lễ hội lộc hoa của người Xinh Mun ở Sơn La

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/8/2007 | 12:00:00 AM

Trên dải đất biên giới Việt - Lào ở Sơn La, ngoài các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú sinh sống, còn có khoảng ba bốn vạn bà con Xinh Mun định cư lâu đời. Xinh Mun nghĩa là người ở núi, trước đây còn gọi là người Puộc (Côn Pụa).

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân sang, khi hoa đào đã vãn, hoa ban đã nở trắng sườn non, măng đắng đã mọc ngoài rừng, cũng là dịp bà con Xinh Mun, từng nhà từng nhà tưng bừng tổ chức lễ hội Ksai Sa Típ, nghĩa là Lễ hội Lộc hoa, cầu lộc, cầu mùa, cầu phúc, cho con người mạnh khoẻ, mùa màng tốt tươi.

Lễ hội Lộc hoa được tổ chức vào sau dịp Tết Nguyên Đán, lần lượt tổ chức từng nhà, mỗi bản có bao nhiêu nhà là có bấy nhiêu ngày hội, lễ hội kéo dài, nhưng không bao giờ diễn ra khi hoa ban đã tàn, măng đắng đã mọc cao, vì khi ấy mùa làm nương (đầu tháng 4 dương lịch) đã bắt đầu, để không ảnh hưởng đến sản xuất.

Tuy lễ hội tổ chức trong từng nhà, nhưng lại là dịp hội tụ dân bản vì ai cũng tự giác tham gia, ai làm trái lệ dễ bị chê cười, ghét bỏ, thậm chí có thể bị loại ra khỏi cộng đồng.

Gọi là lễ hội nhưng không tốn kém vì được tổ chức đơn giản. Mâm lễ hội, ngoài 2 con gà luộc, một "ếp" xôi gạo mới, 1 đĩa trầu cau, ba chum rượu cần, là 2 bát canh nấu từ hoa ban và măng đắng - một món cúng thần linh, tổ tiên có tính bắt buộc.

Một cây nêu cao 4-5m dựng ở giữa nhà, được trang trí bằng những lá xanh, những cành hoa ban trắng ngần buộc gài kín cây nêu, ngoài ra bà con còn gài thêm những bông lúa nếp vàng được giữ nguyên sau khi gặt mùa năm trước, xung quanh cây nêu có ba vò rượu cần, đặc biệt có từ 3 đến 5 "bàn sang" - 1 loại nhạc cụ được "chế tạo" từ các chum, vò con, bên trong được làm bằng mảnh đồng mỏng, hình tròn đục thủng một lỗ ở cạnh mép nắp, để xỏ dây vào khi gõ một tay cầm dây nâng lên, hạ xuống trên miệng chum, tay bên kia cầm 1 que tre gõ nhịp nhàng lên nắp chum, tạo nên một âm hưởng mang đậm bản sắc dân tộc quện vào tiếng trống, tiếng chiêng lúc bổng, lúc trầm, lúc dịu dàng, khi bùng lên sôi nổi thúc giục mọi người vào hội xoè quanh cây nêu.

Lễ hội được bắt đầu khi chủ nhà (chủ lễ) ngồi nghiêm chỉnh bên cạnh mâm lễ khấn: Hỡi người trông coi ở tầng dưới hãy lên để trông coi cho ta hôm nay làm Lễ Ksai Sai Típ, thần linh hãy bảo vệ, hãy ăn hoa thay cơm, uống rượu thay măng, ăn hương thay hương thơm, ăn hương nếp thay cơm, ăn rồi hãy bảo vệ cho cuộc vui lành mạnh, cho hết ốm đau, cho vui trọn vẹn. Người lớn bảo nhau, trẻ em nghe lời người lớn, được vậy thì ước gì cũng có, sống lâu muôn tuổi, hỡi thần linh hãy bảo vệ hãy ngồi mâm đây ăn thịt, ăn hoa, ăn hương thơm, hãy phù hộ cho con cháu khoẻ như con gấu trong rừng, chạy nhanh như con hoẵng ngoài núi.

Rời mâm cỗ cúng ở góc nhà sàn, chủ lễ bước đến cạnh cây nêu giữa nhà, vít cần rượu nói lời mời tổ tiên uống trước bằng những lời trân trọng, thiết tha: "Hỡi tổ tiên, hôm nay.

(Theo Du lịch Á châu)
 

Các tin khác

Khu bảo tồn Sông Thanh nằm trên địa bàn hai huyện Nam Giang và Phước Sơn (Quảng Nam), giáp biên giới nước CHDCND Lào, với diện tích gồm 93.249ha vùng lõi và 108.398ha vùng đệm. Riêng khu vùng lõm được chia thành hai khu bảo vệ nghiêm ngặt với 75.373ha và khu phục hồi sinh thái với 17.512ha.

Các thành phần của sen.

Sen mộc mạc, dân dã, có nhiều ở các vùng quê, dễ tìm. Về công dụng trong y học, sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, cầm máu... 3 món chè từ lá, củ và hạt sen sau đây theo lương y Bàng Cẩm là 3 bài thuốc có công dụng trị một số bệnh:

Lò đổ và bánh căn đã chế biến

Đến Ninh Thuận, bạn nên thưởng thức bánh căn. Nguyên liệu chính của bánh căn là bột gạo. Muốn bánh ngon, giòn, nở phải pha thêm một ít bột cơm nguội phơi khô nhiều nắng. Nước chấm bánh căn gồm: mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho.

Lễ hội Bia Việt Nam 2007 sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày, từ 10/8 đến 12/8 tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục