Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú
- Cập nhật: Thứ tư, 10/10/2007 | 12:00:00 AM
Người Khơ Mú gọi hội mừng mưa rơi của dân tộc mình là lễ hội "Om đin om đang", tức lễ hội mừng nước hay hội mừng mùa măng mọc. Theo các cụ già ở bản Pá Bon, xã Mường Luân, Điện Biên Đông, gọi như vậy bởi mở đầu phần hội bao giờ cũng là điệu múa "Om đin om đang".
|
Hội mừng mưa rơi được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch, trước hoặc sau những cơn mưa đầu mùa. Trong lễ hội, người ta hát những bài ca mừng nương rẫy khi được đón những cơn mưa đầu mùa. Lễ hội thường được tổ chức trên nhà sàn và thầy cúng là người chủ trì phần lễ.
Để chuẩn bị cho lễ hội, người trong bản ốp bẹ chuối vào cột nhà để làm cây hoa chủ. Cây hoa chủ gồm 3 – 5 lớp. Các lớp cành đều treo hình chim, thú, hoa quả được đan bằng lạt giang hoặc mua ở các chợ. Bàn thờ cúng thần linh được đặt ngay dưới cây hoa. Trên bàn thờ bày các lễ vật gồm: đĩa gà luộc, bánh chưng, bánh dày, xôi nhuộm phẩm đỏ, trứng, mía, gạo, muối...
Tiếp đến, thầy cúng mặc trang phục dân tộc gồm: áo đen, chít khăn đen, thắt lưng đỏ (ngày nay chỉ còn mặc áo đen) đọc lời cầu cho người trong bản có sức khoẻ tốt, gặp nhiều may mắn; cầu xin thần linh cho mưa thuận gió hòa, xua đuổi chim thú phá hoại mùa màng... Vừa đọc lời cúng, thầy vừa lấy nhúm gạo, muối, rượu tung ra xung quanh và thả xuống sàn.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với những điệu múa truyền thống của dân tộc Khơ Mú. Từ lễ hội mừng mưa rơi, nhiều lời ca của dân tộc Khơ Mú đã được các nhạc sỹ chép lại, phổ biến rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các tin khác
Từ hàng trăm năm qua, Lăng Cô vẫn là làng chài êm ả, thơ mộng và trữ tình. Với dãy cát trắng nghiêng mình óng ánh, mang vẻ đẹp độc đáo riêng tư, cùng một không gian ấm nồng hương vị nhiệt đới, Lăng cô đã thu hút biết bao lữ khách ghé thăm.
Trải qua 135 năm, đã qua 6 đời làm bánh cốm, cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh vẫn tồn tại, giữ được uy tín với người Hà thành và khách thập phương...
Mang hương vị đặc trưng của biển, những món ăn dân dã dưới đây không kém phần hấp dẫn và có thể khiến cả nhà phải trầm trồ về tài nấu nướng của bạn.
“Tú Lệ gạo trắng nước trong Ai lên đến đó thì không muốn về” YBĐT - Câu ca như mời gọi du khách tìm về Tú Lệ, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như cao nguyên Đà Lạt với phong cảnh hữu tình bên những cánh đồng lúa vàng óng phơi màu trong nắng và những câu chuyện thần bí của tộc người Thái xưa kia.