Lễ cưới hỏi của người Dao đỏ Văn Yên
- Cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Dân tộc Dao có khoảng 62.000 người chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh Yên Bái. Người Dao sống chủ yếu ở huyện văn Chấn và Văn Yên. Với nam nữ than niên người Dao đỏ mùa xuân, mùa hoa nở là mùa cưới của họ.
Đối với người con trai khi chọn được người mình yêu thích sẽ về nói với bố mẹ để hai bên gia đình được biết. Sau khi được gia đình nhà gái đồng ý, gia đình nhà trai đem lễ vật đến nhà cô dâu. Lề vật gồm hai con gà trống, mười chai rượu, gạo nếp và tiền mặt để gia đình nhà gái mua một số vật dụng cho đám cưới.
Sau khi nhờ thầy cúng chọn được ngày lành tháng tốt, trước khi về nhà chồng cô dâu phải may đồ cưới và sắm những thứ cần thiết để làm của hồi môn. Thời gian chuẩn bị cho đám cưới có khi phải kéo dài cả một năm khi nào cô gái chuẩn bị đủ vật dụng về nhà chồng đám cưới mới được tiến hành.
Đám cưới kéo dài hai hoặc ba ngày. Trong ngày cưới, gia đình nhà trai không đến rước dâu, ngày đầu họ hàng nhà gái đưa cô dâu về nhà chồng, hướng dẫn cách vào nhà chồng tuỳ theo từng thời điểm lúc đến. Khi vào nhà chồng cô dâu phải bước qua dải lụa hoặc vải. Từ một đến ba giờ chiều thì phải bước vào hướng cửa đông, từ 5 đến 7 giờ chiều thì bước vào hướng cửa bắc. Nếu các hướng đó không có cửa thì phải phá vách để vào nhà.
Thầy cúng giăng một sợi giây đỏ nối liền vai đôi vợ chồng mới và khấn vái với tổ tiên chứng giám, phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Trong tiệc cưới, phía gia đình cô dâu không dự tiệc chung với gia đình chú rể, cô dâu phải ở lại bên nhà chồng. Ngày thứ hai là ngày biếu tặng thức ăn cho những người dự đám cưới, số lượng thức ăn nhiều hay ít tuỳ thuộc theo vai vế của người đó với chủ nhà. Ngày thứ ba cô dâu theo chồng về lại mặt gia đình.
Thanh Tân
Các tin khác
Món ăn "lạ tai" này được "khai sinh" tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Mỹ Xuyên xưa kia được người khắp nơi biết tới với cái tên dân dã là Bãi Xàu, là một thương cảng sầm uất nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh.
Nếu chỉ nghe thôi, ai cũng nghĩ Mù Cang Chải là xứ heo hút, nghèo nàn lạc hậu, quanh năm chìm trong sương mù, nơi mà ánh sáng văn minh không bao giờ chiếu đến nhưng đến tận nơi ta mới thấy không phải vậy.
Ngày 23 tháng 10 năm 2007:
Những tà áo dài thướt tha đi giữa phố phường Hà Nội, món bún riêu giàu hương vị, bản sắc Việt Nam, những dãy phố cổ Hà Nội thâm nghiêm và vịnh Hạ Long với hàng ngàn hang động, hòn đảo lớn nhỏ nổi trên mặt nước biếc xanh như một “thủy cung”, một nơi hiếm có khiến cả thế giới ngưỡng mộ…