Chiêm ngưỡng Nhà thờ được xây dựng trong 600 năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2008 | 12:00:00 AM

Khi tới Cologne (Đức), thành phố lớn thứ tư của nước Đức và là yết hầu giao thông phía đông nam và nam bắc Châu Âu, hiếm có du khách không tới tham quan Nhà thờ Cologne (hay còn gọi là nhà thờ lớn St. Peter) - một di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1996.

Nhà thờ là nơi phục thờ Thánh Peter và Đức mẹ Đồng trinh Mary được khởi công xây dựng vào năm 1248 nhưng bị gián đoạn nhiều lần nên đến năm 1880 mới hoàn thành. Tổng cộng thời gian xây dựng Nhà thờ Cologne lên tới hơn 600 năm.

Nhà thờ lớn Cologne là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới (144,5m x 86,5m), được xây theo phong cách Gô-tích. Từ năm 1880 - 1884, nó được coi là công trình kiến trúc cao nhất thế giới với hai tòa tháp cao 157 m. Bên trong nhà thờ, cả bốn bức tường bao quanh đều được vẽ các tranh về câu chuyện thánh và lắp đặt các cửa sổ kính pha lê màu. Trong nhà thờ có 5 quả chuông, trong đó có quả chuông St. Peter 24 tấn là nặng nhất.  Đứng trên tháp chuông của nhà thờ lớn Cologne, người ta có thể thưởng thức phong cảnh mỹ lệ của thành phố Cologne và dòng sông Rhine kiều diễm.

"Nhà thờ có mặt tiền lớn nhất thế giới" khiến du khách phải choáng ngợp với hai tòa tháp khổng lồ cao vút.

 

Kiến trúc bên trong Nhà thờ lớn Cologne được coi là tuyệt tác tổng hợp giữa kiến trúc, hội hoạ và điêu khắc.

Mọi chi tiết trang trí, vật dụng trong nhà thờ đều được giát... vàng.

Nhà thờ lớn Cologne là nơi gìn giữ thánh cốt của ba Nhà thông thái (ba Vua) trong sách Phúc âm.

Cách kiếm tiền đầy sức sáng tạo như đóng giả tượng, vẽ tranh nghệ thuật ngay trên sân nhà thờ v.v... khiến du khách vô cùng thú vị và không ngại ngần rút ví.

Do vậy, với hơn 6,5 triệu du khách/1 năm, Nhà thờ lớn Cologne trở thành điểm đến hấp dẫn nhất nước Đức.

(Theo Lao Động)

Các tin khác
Một góc chợ phiên
Xá Nhè (Điện Biên).

Chợ phiên Xá Nhè (huyện Tủa Chùa, tỉnh Ðiện Biên), sáu ngày một phiên, họp vào ngày dậu, ngày mão. Chợ có sức thu hút rất đông đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Dao, Phù Lá, Kinh...

Chùa Huyền Không, tọa lạc trên lưng chừng vách đá ở núi Hằng Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một trong những kiến trúc bằng gỗ tinh sảo, độc nhất vô nhị trên thế giới.

YBĐT – Tăm Khảu Mảu, hay còn gọi là lễ hội Giã cốm là phong tục tập quán, là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày ở xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Thốt nốt được trồng nhiều nhất là ở vùng Tịnh Biên, Tri Tôn (Bảy Núi, An Giang) và khu vực Hà Tiên (Kiên Giang). Ngoài việc cho đường, cơm thốt nốt có mùi thơm mít chín, còn được đồng bào vùng Bảy Núi chế biến thành bột làm ra một số loại bánh, phổ biến nhất là bánh bò hoặc nấu chè và bánh thốt nốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục