Nếm thử bánh gừng
- Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2008 | 12:00:00 AM
Bánh gừng luôn có mặt trong các lễ hội quan trọng như ngày tết, ngày cúng ông bà tổ tiên Prôn-chung-bân (thường gọi Dolta) của người Khmer. Cả người Chăm cũng xem bánh gừng là bánh truyền thống như người Khmer.
|
Bánh gừng nói theo tiếng Chăm là Hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi Num-khơ-nhây. Bánh được gọi tên vậy vì bánh có hình dạng củ gừng.
Muốn có những chiếc bánh thơm ngon béo giòn và tan dần trên mặt lưỡi người ta thường chọn loại nếp lớn, trắng đục, đem vo thật sạch, để ráo nước rồi xay hoặc quết nhuyễn. Khi làm, cứ một ký bột nếp cho khoảng 25 – 30 quả trứng gà và một muỗng canh bột nang mực. Trước hết, cho bột nang mực, cho nước chanh tươi vào rồi mới đập trứng gà và đánh thật đều tay cho trứng dậy lên (nổi rễ tre) thì cho bột nếp vào. Trộn hỗn hợp này thật nhuyễn, đến khi nào nắn bột thành những chiếc bánh có hình thù giống củ gừng. Sau đó chiên bánh bằng nồi chứ không chiên bằng chảo và phải thắng đường cát cho vào vịm; bánh chiên chín vàng nhúng vào vịm đường cát đã thắng để tạo một lớp áo mỏng bên ngoài rồi đem phơi nắng thì chiếc bánh mới trơn, láng bóng không bị cong.
Trong phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng, nhất là tết Katê, lễ hội, lễ cưới. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét (paynung) và bánh gang tay (gakiya). Bánh tét (dương) tương trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hoà hợp, tượng trưng cho sự thuỷ chung của vợ chồng. Khi thưởng thức bánh gừng, người Chăm cho rằng mình đã nhớ đến hình ảnh thuỷ chung của nàng Nai Chrao Cho Phò (truyền thuyết của người Chăm giống như chuyện hòn vọng phu của người Kinh).
(Theo SGTT)
Các tin khác
Xíu Mà là món ăn có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc), du nhập vào Hội An (Quảng Nam) trong những năm đầu của thế kỷ trước, khi những người Hoa đến buôn bán kinh doanh. Đây là món ăn ngoài tác dụng điểm tâm thanh cảnh, còn là một bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa, giải nhiệt, chống cảm nắng, suy nhược cơ thể...
Đi khắp đất nước, có lẽ không nơi đâu nhiều đá ong đến mức nhuộm màu nâu đỏ cả một vùng, và có lẽ không nơi đâu có những ngôi nhà cổ, sân đình, giếng làng... còn vẹn nguyên nét cổ xưa như ở Đường Lâm (TP. Sơn Tây - Hà Tây). Cho đến thời điểm này, đây là ngôi làng đầu tiên và duy nhất cả nước được công nhận Di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đây còn là quê hương của các vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng và Ngô Quyền...
Tôm Tempura là một món rán nổi tiếng của người Nhật và được cả thế giới công nhận là một món ăn điển hình Nhật Bản giống như Sushi và Suki-yaki. Tôm Tempura thường được người Nhật chế biến cho bữa cơm đón mùa hè của gia đình. Hãy cùng tìm hiểu món ăn đặc trưng Nhật này.
Ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, thị trấn Sa Pa ảo huyền, thơ mộng đã từng được các văn nhân nghệ sĩ ví von là Đà Lạt của phương Bắc, là AnPơ của xứ Đông Dương, là người đẹp trong rừng, là chốn bồng lai tiên cảnh…