Chợ nổi Cái Răng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/9/2008 | 12:00:00 AM

Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, chợ được nhóm họp trên ghe thuyền, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Chợ nổi chủ yếu bán các mặt hàng trái cây và nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Một cách quảng cáo rất độc đáo.
Một cách quảng cáo rất độc đáo.

Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-pu-chia và Trung Quốc.

Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn như: xăng dầu, muối mắm, bánh kẹo, nhu yếu phẩm...

Không ồn ào như chợ truyền thống, người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng bởi mỗi ghe thuyền đều cắm một cây sào dài trước mũi, người ta treo lên đó thứ mình đang có bán, gọi là “cây bẹo". Nhìn vào “cây bẹo”  người mua sẽ biết ngay ghe bán thứ gì.

Tồn tại hàng trăm năm, chợ nổi là nét văn hoá điển hình của người dân miệt vườn, dù rằng nghề kiếm sống trên nước chẳng nhàn hạ gì, trái lại, đầy nhọc nhằn vất vả...

Một số hình ảnh ấn tượng về cảnh mua bán của chợ miền sông nước nổi tiếng này.


Thuyền ghe tấp nập mua bán trên chợ nổi.


Thương lái chờ mua hàng.


Mua bán trên thuyền.

“Tung  hứng” là nghệ thuật chuyển hàng khéo léo nhất ở chợ.


Giây phút vui vẻ.

(Theo NDĐT)

Các tin khác

Nhắc đến Quảng Bình, người ta thường nghĩ ngay tới nắng và gió. Nắng chói chang và gió ào ạt. Nhưng nhắc đến Quảng Bình là người ta cũng nhắc ngay tới Lệ Thủy – một vùng đất anh hùng, giàu truyền thống văn hoá, nổi tiếng với dòng Kiến Giang, suối nước khoáng Bang, điệu Hò khoan Lệ Thủy hay quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Còn một điều thật đặc biệt ở vùng đất Lệ Thủy đó là lễ hội bơi thuyền trên sông Kiến Giang.

“Bốn bề phong cảnh lạ thay/Bồng Lai kia cũng thế này mà thôi” là cảnh sắc chùa Quan Âm trong truyện thơ nôm khuyết danh Quan Âm Thị Kính mà theo tích xưa thì phong cảnh ở chùa Bổ Đà, nằm trên bờ Bắc sông Cầu, thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Mỗi lần về lại vùng quê miền Trung, được thưởng thức những món ăn đặc sản mang đậm hương vị của biển, trong tôi lại gợi cảm giác rất lạ, mát lạnh nơi đầu lưỡi về những món ăn tươi ngon được chế biến từ sứa.

Hướng tới những sự kiện của Năm du lịch Tây Nguyên 2009 và thành công của Lễ hội cà-phê năm 2005, UBND tỉnh Ðác Lắc tiếp tục tổ chức Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ hai từ ngày 10 đến 14-12-2008 nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Ðác Lắc từ thương hiệu của một vùng thủ phủ cà-phê nổi tiếng, thúc đẩy phát triển xuất khẩu và mời gọi đầu tư trong việc trồng và chế biến cà-phê trên vùng đất cao nguyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục