Lễ hội trèo cau bôi mỡ kỳ quặc ở Indonesia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2010 | 8:16:26 AM

Kể từ thời Indonesia còn là thuộc địa của Hà Lan, lễ hội trèo cây cau được bôi mỡ - tiếng địa phương là Panjat Pinang - đã trở thành một trong những phong tục phổ biến nhất, lâu đời nhất ở quốc gia này.

Panjat Pinang là một cách kỉ niệm ngày Độc lập độc đáo của Indonesia. Hàng năm, ở mọi vùng miền trên khắp cả nước, nhiều cây cau cao vút bị chặt ngọn, chỉ còn thân cây thẳng đứng, và một loạt giải thưởng treo quanh một vòng bánh xe được đặt trên ngọn cây.Trước đó thân cây bị bôi kín mỡ hoặc các chất bôi trơn khác và các thanh niên được mời tham gia lấy giải thưởng.

Kiểu trèo cây này bắt nguồn từ Hà Lan, và sau đó lan truyền sang Indonesia khi nước này bị Hà Lan đô hộ. Mỗi khi có sự kiện quan trọng (như đám cưới, hay kì nghỉ lễ), người dân Indonesia đều dựng cột Panjat Pinang và xem thanh niên đua nhau giành các phần thưởng.

Vì các cây cau đều khá cao và rất trơn, nên một mình trèo cây thì gần như không có cơ hội lên tới đỉnh, do vậy người tham gia thường kết hợp với nhau và chia phần thưởng nếu họ thành công. Các phần thưởng gồm có thực phẩm như bơ, đường, bột mì, và quần áo.

Phong tục Panjat Pinang gây nhiều tranh cãi. Trong khi hầu hết người Indonesia tin rằng đây là một thử thách mang tính giáo dục, mọi người phải biết hợp tác với nhau và làm việc chăm chỉ mới đạt được mục tiêu, thì những người khác lại cho rằng Panjat Pinang là một biểu hiện thoái hoá, phát đi thông điệp không tốt đến giới trẻ Indonesia.
 
Bên cạnh đó cũng nảy sinh vấn đề về môi trường do chặt quá nhiều cây cau để phục vụ ngày lễ chỉ mang tính giải trí như vậy.
 
Những hình ảnh của lễ hội trèo cau:
 





























(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Hàng ngàn người có mái tóc hung đỏ đã tập trung tại thành phố Breda của Hà Lan vào ngày 5 - 9 vừa qua để chào đón lễ hội tóc đỏ được tổ chức lần thứ năm.

Một góc resort Princess d’Annam Resort

Tạp chí Smart Travel Asia, một trong những tạp chí du lịch - thương mại có số lượng độc giả đông đảo nhất ở Đông Nam Á, đã vinh danh bốn khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở VN vào danh sách bình chọn Những điểm đến lý tưởng nhất năm 2010.

Cứ mỗi độ thu sang, khắp các chợ từ miền trung du tới đồng bằng Bắc bộ lại vào mùa trám. Quả trám hình thoi, là cây thân mộc, thuộc loại cây lưu niên có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng 2, chín quả vào tháng 7.

Khách du lịch thưởng thức các món ăn của đồng bào Thái ở xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ).

YBĐT - Hiện nay, ở nhiều địa phương trong vùng đồng bào Thái, Mường ở Mường Lò cũng như nhiều địa phương khác có lợi thế gần trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn và đồng bào vẫn bảo tồn được những sắc thái văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên đẹp cũng có thể tham khảo cách làm của người Thái xã Nghĩa An để đầu tư xây dựng thiết chế nhà văn hóa gắn với phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục