Sở GTVT tỉnh Bình Phước đã thu hồi 54 phù hiệu của 18 đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ, trong đó có phương tiện vi phạm kỷ lục tới 164 lần/3.890km chỉ trong một tháng.
|
Lực lượng Thanh tra Giao thông Vận tải kiểm tra một phương tiện chở hàng vi phạm. (Ảnh minh họa: Hữu Chí/TTXVN)
|
Ngày 19/10, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước đã có quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải, thu hồi 54 phù hiệu của 18 đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ theo quy định.
Các phương tiện bị thu hồi phù hiệu đều có từ 5 lần vi phạm tốc độ/1.000km xe chạy (không tính các trường hợp vi phạm tốc độ từ 5 km/h trở xuống) theo quy định tại Nghị định số 10 ngày 17/1/2020 của Chính phủ.
Theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước (trích xuất từ 1/8/2022 đến ngày 31/8/2022), các phương tiện vi phạm hầu hết là xe tải, xe container, đầu kéo và xe khách tuyến cố định.
Đáng chú ý có các xe vi phạm trên 20 lần/1.000km. Cụ thể như xe container 93C-095.68 vi phạm 71 lần/1.037km; xe hợp đồng 51B-265.99 vi phạm 164 lần/3.890km; xe đầu kéo 93C-120.67 vi phạm 26 lần/852km.
Các đơn vị có nhiều xe vi phạm như Hợp tác xã vận tải 19/5 có 15 xe vi phạm; Hợp tác xã vận tải Đồng Tiến và Hợp tác xã Song Long cùng có 6 lượt xe vi phạm; Hợp tác xã vận tải số 1 có 8 xe vi phạm.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm nộp lại phù hiệu xe bị thu hồi về Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Phước; không được sử dụng phù hiệu bị thu hồi để tham gia hoạt động kinh doanh vận tải; chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động của bộ phận theo dõi an toàn giao thông;
Yêu cầu đội ngũ lái xe nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ và thời gian lái xe; thường xuyên kiểm tra thiết bị giám sát hành trình bảo đảm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục và truyền dẫn dữ liệu theo quy định trong suốt quá trình tham gia giao thông.
Thanh tra Giao thông Vận tải phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp phương tiện còn sử dụng phù hiệu bị thu hồi vào hoạt động kinh doanh vận tải.
(Theo Vietnam+)
Tai nạn giao thông (TNGT) tại khu vực nội thị có xu hướng gia tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các chuyên gia đề xuất loạt giải pháp nhằm kiềm chế.
Thời gian qua, các ban, ngành, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long cho biết, Bộ sẽ chọn ra một tỉnh để xây dựng điển hình về bảo đảm an toàn giao thông, trong đó xây dựng mô hình "Cổng trường an toàn" để nhân rộng ra cả nước.
Theo đề xuất mới nhất của Bộ Công an, có 4 trường hợp cảnh sát giao thông (CSGT) được dừng xe, đó là khi phát hiện hành vi vi phạm luật; thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch đã được phê duyệt; khi có văn bản đề nghị của cơ quan chức năng hoặc tin báo, phản ánh của tổ chức, cá nhân.