Đào tạo, sát hạch lái xe dưới 50 phân khối: Bảo vệ giới trẻ trong môi trường giao thông

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/12/2023 | 9:53:50 AM

Người lái xe dưới 50 phân khối (cc) có cần thi sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) hay không là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.

Đề xuất đào tạo sát hạch cấp bằng cho người lái xe dưới 50cc đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Đề xuất đào tạo sát hạch cấp bằng cho người lái xe dưới 50cc đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Người lái xe dưới 50 phân khối (cc) có cần thi sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) hay không là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây bởi số vụ tai nạn liên quan học sinh điều khiển xe dưới 50cc, xe máy điện, xe đạp điện ngày càng tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng vấn đề này đang rất cần áp dụng tại Việt Nam.

Thống kê từ Bộ Công an, trong 10 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em (độ tuổi từ 6 - 18 tuổi), trong đó có hơn 700 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện cá nhân.

Trước tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên diễn biến phức tạp, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đã đưa ra kiến nghị người điều khiển xe máy dưới 50cc phải sát hạch cấp GPLX. Hiện kiến nghị đang nhận được quan tâm lớn từ phía dư luận, đặc biệt các bậc phụ huynh.

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, GPLX được phân làm 13 hạng. Bằng lái hạng A1 cho phép điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh từ trên 50 đến dưới 175cc; bằng A2 cấp người điều khiển xe trên 175cc. Luật cũng quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy dưới 50cc; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh từ 50cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.

Vì vậy, học sinh cấp 3, người trên 16 tuổi sử dụng xe dưới 50cc tham gia giao thông rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Người điều khiển chưa được đào tạo, sát hạch, thậm chí có nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật trật tự an toàn giao thông khi lưu thông.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc luật hóa hành vi sử dụng xe gắn máy dưới 50 phân khối với người đủ 16 tuổi là cần thiết. Các em muốn điều khiển xe máy phải học luật, học các kỹ năng chạy xe và phải qua kỳ thi sát hạch để được cấp GPLX.

Mục tiêu cuối cùng của đề xuất này cũng chính là bảo vệ các em trong môi trường giao thông đang ngày càng trở nên phức tạp, có nguy cơ mất an toàn hơn. Điều băn khoăn là quy định này chỉ có các em đủ 16 tuổi; còn đến 18 tuổi các em có thể thi lấy GPLX cao hơn.

Theo TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia, quy chuẩn của Việt Nam, các nước trên thế giới và công ước Viên quy định tất cả xe 2 - 3 bánh chạy bằng động cơ, có tốc độ thiết kế trên 50km/giờ gọi là xe mô tô và những người điều khiển phải có GPLX. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy dưới 50cc, không phải qua sát hạch lái xe.

Trong khi đó, các loại xe phân khối nhỏ này vẫn có tốc độ khá cao có thể lên tới 60 - 70km/giờ. Do đó, việc đào tạo, sát hạch và cấp GPLX cho người điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối sẽ "vá lỗ hổng” trong luật hiện hành, tăng cường công tác quản lý phương tiện và nhóm đối tượng sử dụng phương tiện.

TS Khương Kim Tạo đánh giá, các cháu điều khiển các xe dưới 50cc nhưng tốc độ lại trên 50 km/giờ sẽ trở thành lỗ hổng gây ra nguy hiểm cho vấn đề trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, đề xuất này khá hợp l‎ý, những xe tốc độ thiết kế trên 50 km/gờ thì yêu cầu phải có GPLX cho đảm bảo an toàn. Quyền nêu quan điểm.

YBĐT (Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Nhiều địa phương kiến nghị bỏ phần thi lý thuyết mô phỏng lái xe ô tô. (Ảnh minh họa)

Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ không bỏ phần thi mô phỏng lái ô tô mà điều chỉnh các tình huống phù hợp với thực tế; người thi lại bằng lái do bằng lái quá hạn sẽ được miễn thi phần này.

Cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự Công an huyện Văn Yên kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trên địa bàn quản lý.

Một trong những kết quả đáng chú ý của Đội Cảnh sát Giao thông - Trật tự, Công an huyện Văn Yên là giảm thiểu tai nạn giao thông nhờ những biện pháp quản lý giao thông khoa học, được triển khai một cách hiệu quả.

Một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, thành phố Yên Bái.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Yên Bái xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông, làm 3 người chết, 21 người bị thương, hư hỏng 35 phương tiện, tổng trị giá thiệt hại gần 400 triệu đồng; so với cùng kỳ năm 2022 tăng 6 vụ, giảm 2 người chết, tăng 10 người bị thương.

Đại diện Quỹ AIP chia sẻ kết quả Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói”.

Dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói” được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt theo Quyết định số 2270/QĐ-UBND, ngày 19/10/2021 và được triển khai tại 5 trường học trên địa bàn thành phố Yên Bái, thời gian thực hiện từ năm 2021 đến tháng 3/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục