Bỏ quy định người dân được giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/10/2024 | 6:41:38 PM

Ở Thông tư mới, Bộ Công an quy định quá trình giám sát phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ.

Người dân giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa).
Người dân giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông (Ảnh minh họa).

Bộ Công an vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/11.

Theo thông tư mới, điểm c khoản 1 Điều 5 quy định về nội dung công khai của công an nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông gồm: Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

So với quy định trước đây, nội dung công khai "trang phục, số hiệu công an nhân dân" đã được loại bỏ.

Bên cạnh đó, tại Điều 11, Thông tư quy định về hình thức giám sát của nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cũng được thay đổi.

Theo quy định mới, nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau: Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ; kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Quá trình giám sát phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ở ngoài khu vực thực thi công vụ, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình ở thông tư trước đã được loại bỏ.

Trước đó, Bộ Công an nhận định việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định. Có tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông.

Bên cạnh đó, các trường hợp chống đối còn lợi dụng xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Hiện tại, cầu phao Phong Châu đã buộc phải tháo rời do nước sông Hồng chảy xiết.

Trong những ngày qua, do mực nước sông Hồng lên cao và dòng chảy xiết, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã buộc phải cắt cầu phao để đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị.

Cán bộ CSGT phân luồng giao thông ở Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", do đó Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện trên nhiều tuyến phố Thủ đô.

Cầu Vạn nối thị trấn Tứ Kỳ và xã Minh Đức huyện Tứ Kỳ.

Sở Giao thông vận tải Hải Dương vừa ban hành thông báo để người tham gia giao thông chủ động lộ trình qua 4 cây cầu gồm: Vạn, Đáy, Bồng, Lộ Cương để thực hiện việc thử tải đánh giá chất lượng công trình.

Ảnh minh họa: Đầu cầu Yên Bái chăng dây cấm người và phương tiện qua lại khi lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên cao, trên báo động 3 hơn 2m vào ngày 9/9/2024.

Cấm toàn bộ người và phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái kể từ 17 giờ 00 phút ngày 3/10/2024 và tổ chức phân luồng giao thông đi lại qua cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán và các cầu khác trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục