Ngàn Vắng - “phố trong núi”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 4:10:04 PM

YênBái - Về thôn Ngàn Vắng, xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên hôm nay, chúng tôi ngỡ như lạc giữa những con phố lớn. Nhiều ngôi nhà kiểu biệt thự lộng lẫy và hoành tráng lẫn trong màu xanh bạt ngàn của quế. Chủ nhân của những ngôi "biệt thự" này không phải ai khác mà chính là những đảng viên nông thôn và các bác nông dân chân lấm tay bùn...

Nhờ cây quế mà giờ đây Ngàn Vắng được ví như “phố trong núi”
Nhờ cây quế mà giờ đây Ngàn Vắng được ví như “phố trong núi”

Đảng viên đi trước…

Hôm ấy, Văn Yên có mưa, biết tôi có ý định đi thôn, bác lái xe của Huyện ủy Văn Yên thử lòng: "Mưa này mà lên đó, khó khăn đấy”. Nếu như mấy năm trước thì quả thật không sai, nhưng nay đường lên Ngàn Vắng đã khác xưa.

Sau hơn một tiếng đồng hồ xuất phát từ thị trấn Mậu A, chúng tôi đã có mặt tại Ngàn Vắng đúng lúc chi bộ này triển khai sinh hoạt chuyên đề "Bàn các giải pháp về phát triển kinh tế”. Tôi và đoàn công tác Thường trực Hội đồng nhân dân huyện vinh dự được mời dự họp cùng.

Sau khi đồng chí Bí thư Chi bộ Triệu Tòn Yết đưa các phương hướng và giải pháp, định hướng trong phát triển kinh tế thôn nói riêng và của xã nói chung, 24 đảng viên trong chi bộ lần lượt phát biểu, đóng góp, đề xuất nhiều ý kiến chất lượng mà trọng tâm là tiếp tục phát triển cây quế trở thành cây chủ lực của thôn.

"Các đồng chí thử phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thôn chúng ta xem, hầu như là nhà xây to hết rồi, đường làng ngõ xóm đều được bê tông hóa 100%. Đó là nhờ cây quế ”, ông Đặng Phúc Bảo - Trưởng thôn Ngàn Vắng nói.

Như minh chứng cho lời nói của mình, Trưởng thôn Bảo dẫn chứng: "Trước đây, gia đình tôi khó khăn, quanh năm túng thiếu trong khi đất đồi nhiều mà chưa biết khai thác. Từ năm 1995, bắt đầu trồng quế, rồi tập trung nhiều vào năm 2010, giờ đây gia đình tôi có gần 10ha, kết hợp với chăn nuôi gà đen…nên cuộc sống giờ ổn lắm rồi, các đồng chí ạ”.

Không ổn sao được, khi hàng năm 10ha quế của Trưởng thôn Đặng Phúc Bảo đều đặn mang về từ 200 - 250 triệu đồng. Có tiền, ông Bảo đầu tư cho con cháu ăn học tốt, xây dựng nhà to, sắm được nhiều đồ dùng giá trị, đặc biệt là tiên phong trong mọi lĩnh vực.

"Là đảng viên, trưởng thôn, bản thân tôi phải làm gương trong phát triển kinh tế, đưa các mô hình chăn nuôi có thu nhập cao vào sản xuất, nhất là vận động nhân dân không để "đất trống đồi trọc” mà phải phủ kín bằng cây quế”, ông Bảo nói.


Ngôi nhà khang trang, sạch đẹp của gia đình anh Triệu Tòn Lụ xây nên từ tiền bán quế 

Cũng như Trưởng thôn Bảo, Phó Bí thư Chi bộ Ngàn Vắng - Bàn Tòn Kiều là tâm gương sáng trong phát triển kinh tế hộ từ trồng quế. 5ha quế là khối tài sản lớn nhất của cả gia đình anh nên việc trồng và chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận từng cây quế luôn được đảng viên Kiều và các thành viên trong gia đình chú trọng.

Không riêng gì Đặng Phúc Bảo, Bàn Tòn Kiều mà nhiều đảng viên trong Chi bộ Ngàn Vắng như: Triệu Thị Tuyết Nga, Triệu Tòn Khé, Triệu Tòn Phin...đều chung tư tưởng "đảng viên mà nghèo đói thì còn nói ai nghe”, vì vậy họ luôn tìm tòi, sáng tạo phá bỏ các phương thức cách tác truyền thống mà thay vào đó là trồng, sản xuất quế theo hướng dẫn khoa học, kỹ thuật mới như: với mật độ 1 ha là khoảng 3.000 cây; trồng bầu, đào hố, rồi bón phân; đồng thời, mỗi năm xới cỏ 2 lần để cây được phát triển tốt hơn. Giống quế được trồng chủ yếu là do họ tự ươm nên luôn đảm bảo chất lượng. Đầu ra sản phẩm ổn định nên chất lượng cuộc sống của các đảng viên ở Ngàn Vắng không ngừng khởi sắc.

"Phố trên núi"

Thấy tôi mê mải trước sự đổi thay cảnh sắc nơi đây, ông Trần Đức Thịnh - Chủ tịch UBND xã vỗ nhẹ vai tôi: "Vào tháng 3, tháng 8 hàng năm ở đây sôi động hẳn bởi từng đoàn xe của nhiều thương lái đến mua và khai thác quế. Nhờ quế mà nhiều hộ xây được nhà biệt thự, mua ô tô con rồi, nhà báo ạ!”.
 
Dứt lời, Chủ tịch Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Tầm Triệu Tài Hương và Bí thư Chi bộ Ngàn Vắng Triệu Tòn Yết dẫn tôi ghé thăm đồi quế của gia đình Triệu Tòn Lụ. Là một trong những gia đình trồng quế lâu năm  ở đất này và cũng nhờ cây quế mà hiện tại cuộc sống của anh Lụ đã trở nên giàu có. 

- "Gia đình anh trồng quế lâu chưa?”  - tôi hỏi.
 
- Vào năm 1997, bố tôi bắt đầu trồng, mục đích ban đầu cho đẹp vườn và có đồng ra đồng vào nhưng qua năm tháng cây quế không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà còn mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, khi cây quế khẳng định được giá trị trên thị trường thì gia đình mạnh dạn đầu tư trồng quế. Cứ như vậy, đến nay tôi có trên 10ha quế, mỗi năm cắt tỉa, bán cho thu nhập trên 300 triệu đồng”.
 
Nói xong, Triệu Tòn Lụ dẫn chúng tôi đi một vòng thăm đồi quế của gia đình. Từng đồi, từng chòm quế, thậm chí đến từng cây quế đều được anh Lụ nhớ ngày tháng năm trồng, rồi năm nào cho thu nhập cao, năm nào thu nhập thấp. Khi tôi đưa mắt về ngôi nhà xây hoành tráng nằm bề thế sát với đồi quế, anh Lụ phấn khởi khoe: "Tất cả nhờ quế đấy, chú ạ". 

Không riêng gì hộ anh Lụ, hiện Ngàn Vắng có 75 hộ, thì cả 75 hộ đều trồng quế, nhà nhiều có 10- 15 ha, hộ ít cũng 1-2 ha.
 
Bí thư Đảng ủy xã Triệu Tài Hương khẳng định: "Đến nay, đời sống của 100% số hộ ở Ngàn Vắng đều phụ thuộc vào cây quế, nhờ sản phẩm này mà đời sống của 357 nhân khẩu trong được đổi thay rõ nét, cả thôn đã có trên 95% nhà xây kiên cố dạng biệt thự, nhiều hộ đã mua ô tô con”. Vừa nói, ông Hương lấy bút giấy liệt kê những ngôi nhà đang và đã hoàn thành trong năm 2022 và năm 2023. Tiêu biểu như hộ các anh Triệu Tòn Lụ, Bán Phúc Vi, Bàn Hữu Vượng, Triệu Tài Hiện, Triệu Tiến Thăng, Bàn Tòn Chạn, Triệu Tài Phây....vừa hoàn thành những ngôi nhà trị giá từ 1,5 đến trên 2 tỷ đồng.


Hiện thôn Ngàn Vắng đã trồng được trên 300ha quế, hàng năm thu về trên 180 tấn quế khô, giá trị trung bình đạt trên 11 tỷ đồng

Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng hợp với việc trồng quế và sự chịu khó, sáng tạo trong trong lao động sản xuất của người Dao Xuân Tầm, đến nay ở Ngàn Vắng đi đến đâu cũng thấy quế. Từng đồi quế bát ngát, thơm nồng từ đầu thôn đến cuối bản đã khẳng định vị thế quan trọng sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Câu nói "người Dao sinh ra để trồng cây quế tốt hơn” quả không sai trên mảnh đất này. Bởi vậy, hiện Chi bộ Ngàn Vắng có 24 đảng viên thì có 3 đồng chí có trình độ đại học. Có kiến thức vùng với sự lãnh đạo sáng suốt, hợp với lòng dân, sát thực tế, đến nay, Ngàn Vắng đã trồng được trên 300ha quế, hàng năm thu về trên 180 tấn quế khô, giá trị trung bình hàng năm đạt trên 11 tỷ đồng. Nhờ quế mà hàng chục hộ không chỉ có của ăn của để mà còn mua được xe hơi, con em được học hành đàng hoàng, an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Tạm biệt Ngàn Vắng! Theo con đường bê tông uốn lượn quanh các đồi quế và những căn nhà biệt thự lộng lẫy giữa núi rừng Xuân Tầm chúng tôi xuống núi. Chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của những người nông dân thời đổi mới và những đảng viên gương mẫu đi đầu ở Ngàn Vắng - địa phương này sẽ không chỉ khá giả mà còn nhanh chóng trở nên giàu có trong tương lai không xa.


Văn Tuấn 

(Bài dự thi "Vì một Yên Bái phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” lần thứ III năm 2023 - 2024)

Tags Ngàn Vắng Xuân Tầm Văn Yên biệt thự trồng quế đất trống đồi trọc

Các tin khác
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Lãnh đạo huyện Văn Chấn trao giấy khen của UBND huyện và chúc mừng cho các tập thể được tuyên dương.

Đã có 65 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến học và làm theo Bác tại Lễ tuyên dương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh do Huyện uỷ Văn Chấn tổ chức nhân dịp kỷ niệm 65 năm Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023).

Cán bộ y, bác sỹ Trạm Y tế xã Đồng Cuông khám chữa bệnh cho người dân

Thực hiện Kế hoạch xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 của Huyện ủy Văn Yên, Trạm Y tế xã Đông Cuông đã triển khai xây dựng mô hình điển hình tiên tiến trong lĩnh vực y tế có nhiều giải pháp đổi mới trong công tác quản lý, thực hiện tốt đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Người Mông múa khèn trong lễ hội xuân.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 và Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các xã, thị trấn đã phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mê tín dị đoan, ăn ở không hợp vệ sinh...

Từ năm 2021 đến nay, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Mù Cang Chải đã tham gia trên 400 ngày công, đóng góp khoảng 70 triệu đồng để làm đường giao thông nông thôn và xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.

Từ năm 2021 đến nay đã có 35 lượt tập thể, 127 lượt cá nhân của Công an huyện được biểu dương khen thưởng vì có thành tích trong học và làm theo Bác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục