Yên Bái chủ động phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu lập cái gọi là “Nhà nước Mông”

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/5/2021 | 7:48:09 AM

YênBái - Cá biệt đã từng có người Mông ở các huyện Văn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ bị dụ dỗ mù quáng tin theo cái gọi là "Nhà nước Mông”, từ đó xuất cảnh trái phép sang Lào, Trung Quốc để tìm hiểu về hoạt động thành lập "Nhà nước Mông” hoặc đến tỉnh Lai Châu học võ, học "đạo”; có trường hợp bán hết tài sản, nhà cửa để lấy tiền ủng hộ cho các đối tượng xấu...

Cán bộ Công an Yên Bái bám địa bàn tuyên truyền vận động người dân không nghe lời kẻ xấu. (Ảnh: Lê Phiên)
Cán bộ Công an Yên Bái bám địa bàn tuyên truyền vận động người dân không nghe lời kẻ xấu. (Ảnh: Lê Phiên)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: "Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải ra sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp”. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Người, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhiều chính sách đặc thù đã được triển khai, mang lại hiệu quả to lớn, bộ mặt nông thôn vùng cao được đổi mới, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc từng bước được nâng lên. Nhờ vậy, đồng bào DTTS luôn giữ vững niềm tin một lòng theo Đảng, đoàn kết gắn bó, chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển. 

Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động luôn phủ nhận những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được cho nhân dân Việt Nam, kích động trong đồng bào DTTS. Chúng điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực, trong đó tập trung vào các vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc…, với mọi thủ đoạn để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, hạ thấp uy tín của Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân. 

Khu vực Tây Bắc của Tổ quốc, nơi có số đông các dân tộc chung sống, các thế lực thù địch, phản động xác định là địa bàn trọng điểm để gia tăng các hoạt động chống phá. Chúng liên tục có các hoạt động tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông ở các địa bàn miền núi, vùng cao thuộc các tỉnh biên giới ly khai, tự trị với các thủ đoạn hết sức thâm độc. 

Điển hình như năm 2011, với nội dung tuyên truyền: "Chúa sẽ xuất hiện cứu giúp người Mông, đến huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên sẽ được cho đất, cho tiền, sau đó đưa họ đến nơi ở mới có cuộc sống sung sướng”. 

Trước luận điệu lừa gạt của kẻ xấu, đáng tiếc vẫn có những người nhẹ dạ tin và nghe theo; trong đó có người dân tộc Mông từ các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên đến tỉnh Điện Biên, có gia đình đã bán nhà cửa, ruộng nương, trâu bò, bắt con bỏ học… để kéo đến bản Huổi Khon, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Đầu năm 2020, các thế lực thù địch lại tiếp tục tuyên truyền, lôi kéo người Mông tụ tập về bản Giàng Ly Cha, thuộc xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu kêu gọi người dân dựng nhà bạt, treo cờ riêng, lập chốt để ngăn chặn và chống trả lại lực lượng chức năng, âm mưu gây bạo loạn, lập "Nhà nước Mông” và gửi đơn đề nghị Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc tế công nhận nhà nước riêng. 

Do có cùng với đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán chung với đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc, nên một số người dân tộc Mông ở Yên Bái cũng bị tác động ảnh hưởng, có người đã di cư đến tỉnh Điện Biên, Lai Châu, một số tỉnh ở Tây Nguyên, cá biệt có người Mông ở các huyện Văn Yên, Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ đã bị dụ dỗ mù quáng tin theo, từ đó xuất cảnh trái phép sang Lào, Trung Quốc để tìm hiểu về hoạt động thành lập "Nhà nước Mông” hoặc đến tỉnh Lai Châu học võ, học "đạo”; có trường hợp bán hết tài sản, nhà cửa để lấy tiền ủng hộ cho các đối tượng xấu... 



Cán bộ, chiến sĩ Công an Yên Bái thực hiện "4 cùng” với dân. Trong ảnh: Giúp dân khai hoang ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải. (Ảnh: Đức Hồng) 

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh, luận điệu "ngày tận thế”; "trời, đất sụp đổ”… chỉ là những lời dối trá, lừa đảo. Chẳng có "ông vua Mông” nào, chẳng có "đấng cứu thế” nào xuất hiện để đưa đồng bào Mông đến nơi ở mới có cuộc sống sung sướng như chúng đã nói. 

Hậu quả trước mắt mà đồng bào gặp phải là mất nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò, con cái thất học, cuộc sống nghèo đói, nợ nần, lam lũ. Không ít đối tượng cầm đầu đã cuỗm tiền bạc của đồng bào rồi cao chạy xa bay. Tội lỗi đã được đưa ra ánh sáng, nhiều kẻ chủ mưu, cầm đầu đã nhận những bản án nghiêm khắc, song do vẫn còn một số đối tượng đang lẩn trốn hoặc cơ quan chức năng đang thu thập thêm chứng cứ để xử lý. 

Vì vậy chúng vẫn lén lút xâm nhập, tiếp tục lợi dụng đặc điểm đề cao tính dân tộc, gắn kết trong cộng đồng dòng họ, bản tính dễ tin, ý thức cảnh giác chưa cao để tác động, lôi kéo bằng những câu chuyện, lời hứa: "Sau này, sẽ có một cuộc sống no đủ, không làm cũng có ăn”, phát tán các video, clip về cuộc sống của người Mông ở các nước giàu có hoặc lan truyền: "sắp có họa lớn”, "sắp đến ngày tận thế”, "Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ...”, "muốn có vương quốc Mông thì phải đi theo đạo, phải tin theo Chúa”… đã làm cho một bộ phận người Mông vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, vừa mong thoát kiếp nghèo khó. 

Để tạo niềm tin với đồng bào, các đối tượng triệt để lợi dụng tôn giáo, chủ yếu là lợi dụng đạo Tin Lành, tà đạo Giê sùa, Bà Cô Dợ,… để lôi kéo người Mông tham gia vào tổ chức, núp dưới danh nghĩa hoạt động tôn giáo nên rất khó phát hiện. Chỉ khi những đối tượng này lôi kéo nhiều người thân cùng tham gia, bán tài sản để ủng hộ, đóng góp tiền thì cơ quan chức năng mới phát hiện. 

Bên cạnh đó, chúng luôn chú ý khai thác các vấn đề về nguồn gốc lịch sử, đất đai, những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, triệt để lợi dụng không gian mạng Internet để tuyên truyền, hướng ngoại… nhằm kích động, lôi kéo người Mông trốn ra nước ngoài vu cáo Việt Nam đàn áp người Mông; tiếp tục kêu gọi, lừa dối người Mông ở các tỉnh đóng góp tiền để xây dựng nhà nước riêng; xuất cảnh trái phép tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo, hoặc câu kết, tìm cách móc nối, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng nhiều hình thức đặc biệt, là các hoạt động phá hoại gây mất an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn.

Với phương châm "An ninh chủ động”, phòng hơn chống, Ban Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái luôn sát sao chỉ đạo lực lượng an ninh bám sát địa bàn trên tinh thần chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả, đồng thuận cao, "bốn cùng” với đồng bào các dân tộc. 

Với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm an ninh, trật tự địa bàn vùng DTTS, "Vì cuộc sống bình yên, vì hạnh phúc của nhân dân”, cán bộ, chiến sĩ Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với công an các huyện trên địa bàn tỉnh nắm chắc thông tin địa bàn miền núi, vùng cao, bám dân, bám bản, phương châm dựa vào nhân dân để xây dựng các phong trào an ninh trật tự, bảo vệ an ninh Tổ quốc. 

Đơn vị tích cực tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh tập trung các giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền lập "Nhà nước Mông” vào địa bàn Yên Bái. 

Từ "bốn cùng” với dân, quần chúng nhân dân đã chủ động tố giác với lực lượng chức năng các đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan việc hoạt động tuyên truyền lập "Nhà nước Mông”, làm cơ sở để tổ chức nắm tình hình, đấu tranh làm rõ các hành vi vi phạm, răn đe nhắc nhở và từng bước vô hiệu, cô lập hoạt động của các đối tượng. 

Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ công an các tỉnh có nhiều người Mông sinh sống; phối hợp, hướng dẫn công an các huyện nhanh chóng nắm tình hình, xử lý kịp thời các vụ việc, đối tượng liên quan hoạt động lập "Nhà nước Mông”; đặc biệt tranh thủ người có uy tín trong vùng dân tộc tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân, anh em dòng họ cảnh giác không tin theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu. 

Tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền các cấp xem xét giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo, bức xúc trong nhân dân, góp phần ổn định tình hình, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tuyên truyền thực hiện định canh, định cư, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu… và nâng cao ý thức cảnh giác phòng chống tội phạm và âm mưu hoạt động lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc chống Đảng, Nhà nước; tích cực củng cố phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững ổn định vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự trong vùng dân tộc ở Yên Bái. 

Trọng Chức - Tấn Đạt
(Bài dự thi "Vì bình yên cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân)

Tags Yên Bái đấu tranh bốn cùng đồng bào Mông âm mưu “Nhà nước Mông”

Các tin khác

Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh một tòa nhà chung cư cao tầng treo hàng trăm lá cờ Tổ quốc một cách thẳng đều đã gây ấn tượng mạnh trên cộng đồng mạng. Khi cư dân các tòa nhà cùng treo lá cờ đỏ sao vàng tại vị trí giống nhau, kích cỡ lá cờ bằng nhau, không chỉ tạo ra hiệu ứng mà còn cảnh báo với các thế lực thù địch rằng truyền thống yêu nước đã đi vào máu thịt người dân Việt Nam.

Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục