Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc Chiến thắng Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2024 | 7:29:46 AM

YênBái - Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên đã đến gần. Đảng, Nhà nước, Quân đội, người dân cả nước, nhất là đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Tây Bắc đang chuẩn bị mọi điều kiện để Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ diễn ra xứng đáng với tầm vóc “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như lời thơ của nhà thơ Tố Hữu đã viết. Nhưng, cũng ngay từ lúc này, các thế lực phản động lại bắt đầu chiêu trò cũ xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm hạ thấp ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ (Hình minh họa)
Bức tranh Panorama - tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ (Hình minh họa)

Với tâm địa xấu xa và thủ đoạn đê hèn, thông qua các bài viết đăng tải trên mạng xã hội, những kẻ "lật sử”, bôi đen sự thật, bọn phản động và những kẻ bất mãn cho rằng: "Người Pháp không xâm lược nước ta, họ đến để khai hóa văn minh”. Rồi chúng viện dẫn những bằng chứng như: "Người Pháp đến mang theo điện sáng”, "Người Pháp xây dựng cầu Long Biên, xây Nhà hát Lớn Hà Nội, làm tuyến đường sắt, nhà ga…”. 

Thủ đoạn thâm độc của chúng khiến không ít người "chậm nghĩ, nhanh tay” tin, nghe theo, rồi chia sẻ, bình luận! Một tài khoản FB lại tấm tắc: "Trên mạng nó nói đúng thật, có Pháp thì mới có đường sắt Hà Nội - Lào Cai mà đi lại; mới có cái sân căng để giờ có nơi tập thể dục”. 

Thật lạ lùng, trên mạng có bao nhiêu thứ hay ho, đúng đắn không chịu xem, không chịu nghe lại đi nghe, xem bọn phản động. Chắc hẳn, chủ nhân của mấy cái bình luận, tán dương phản động, biết ơn "mẫu quốc” cũng là con cháu nhà bần nông phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, ăn đói, mặc rét quanh năm; khi đất nước tự do, độc lập thì mới được đổi đời. 

Giờ đây, có cuộc sống no đủ, thảnh thơi mới chăm lo thể chất, rèn luyện thể dục hằng ngày… Họ đâu có chịu hiểu, sân vận động Yên Bái hôm nay, trước là căng đồn của thực dân, nơi binh lính Pháp đồn trú để trấn áp nhân dân thị xã Yên Bái và các địa phương lân cận. Nơi đây, binh lính Pháp đã thực hiện nhiều vụ bắt bớ, tra tấn dã man những người yêu nước… 

Khi Pháp thua trận, chính phủ cách mạng ra đời, nhà nước dân chủ xuất hiện, vào ngày 25/9/1958, Bác Hồ đã thăm Yên Bái. Tại đây (sân Căng cũ), Người đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc Yên Bái. Với ý nghĩa lịch sử ấy, Nhà nước và tỉnh Yên Bái đã dành sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất như: sân vận động, lễ đài, đèn hoa và đặc biệt là nơi tưởng niệm Bác Hồ kính yêu. Toàn bộ quần thể công trình này được công nhận là "Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia Sân vận động thành phố Yên Bái”. 

Có lẽ, hàng loạt câu hỏi và câu trả lời cần đặt ra cho rất nhiều người suy nghĩ và đó cũng là lời lẽ minh chứng cho những kẻ vô ơn, phản động, vong nô biết rằng, Pháp làm đường sắt với mục đích chính là khai thác tài nguyên khoáng sản của đất nước ta để đưa về mẫu quốc. Nhà hát lớn Hà Nội trong thời Pháp thuộc phục vụ ai? Lớp người bình dân Hà Thành có được bén mảng tới không? Hay chỉ có các quan chức người pháp và bè lũ quan lại người Việt phục vụ cho bộ máy cai trị? Sân căng ở thị xã Yên Bái mà quân đội Pháp bắt phu xây dựng cũng để phục vụ cho bộ máy cai trị chứ hoàn toàn không xây dựng cho dân chúng bách bộ mỗi sớm mỗi chiều!

Tội ác của thực dân Pháp với người Việt Nam là không kể xiết, được sử sách ghi lại rõ ràng trong nhiều tác phẩm, trong đó, tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1921 - 1925, đăng tải lần đầu tiên tại Paris (thủ đô nước Pháp) trên Báo Imprékor của Quốc tế Cộng sản… là một trong những thí dụ tiêu biểu nhất. 

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đồn bốt và tội ác của thực dân Pháp với những trận càn, những vụ bắt bớ, đánh đập, đàn áp, cưỡng bức lao động… ở Đại Bục, Đại Phác, huyện Văn Yên; ở Căng - đồn ở Nghĩa Lộ; ở đồn Pháp tại Hồng Ca, huyện Trấn Yên; ở Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải… là sự thật, minh chứng vẫn còn đó. 

Tài liệu lịch sử còn ghi lời kể của cụ Hà Văn Hạp là du kích ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên - người đầu tiên ở Việt Nam bắn rơi máy bay địch kể rằng: "Người dân Hồng Ca căm phẫn giặc Pháp lắm! Chúng cướp bóc của cải, bắt gái bản vào đồn để hầu hạ chúng, bắt đàn ông đi phu. Chúng nói rằng, "Máy bay là cỗ máy tối tân, không ai khuất phục được. Không tin lời chúng, tôi cầm súng kíp lên đồi cao ngồi đợi. Thấy máy bay Pháp vòng vèo trên đầu tìm cách hạ cánh, đợi khoảng cách gần nhất, tôi xiết cò. Tên giặc lái gục xuống, máy bay chao đảo rồi đâm xuống đất nổ tung. Tôi lập tức chạy vào rừng tìm đến đơn vị bộ đội để báo công”.

Ngày tướng Đờ - Cát đầu hàng và Tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ thất thủ đã qua tròn 70 năm. Ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên phủ là vô cùng to lớn không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế, đặc biệt là các nước thuộc địa của Pháp. Ngày nay, Việt Nam và Pháp đã là những đối tác tin cậy của nhau. Mặc dù vậy, lịch sử vẫn phải khách quan và mỗi người dân Việt Nam phải hiểu rõ lịch sử để thấu hiểu, phát huy truyền thống yêu nước. Đồng thời, phải hiểu rõ, có được hòa bình, độc lập, dân chủ như hôm nay, biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống. Trong chiến dịch Điện Biện phủ là ngàn vạn dân công "chị gánh, anh thồ”; những chiến sĩ "chèn lưng cứu pháo”; "đầu bịt lỗ châu mai”… để làm nên "vành hoa đỏ”, "thiên sử vàng” như lời trong bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu viết tháng 5/1954.

Không ngừng cảnh giác, kiên quyết đấu tranh phản bác với những luận điệu sai trái, bịa đặt, vu cáo của các thế lực thù địch; trong đó, xuyên tạc lịch sử là một thí dụ; qua đó, ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân... Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân yêu nước.

Lê Phiên

Tags Chiến thắng Điện Biên Phủ xuyên tạc phản động thù địch

Các tin khác
Kiên quyết đấu tranh với các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Những ngày gần đây, mạng xã hội dậy sóng nhiều tin đồn xuyên tạc sự thật, với tần suất lan truyền chóng mặt, gây tác hại đến công chúng tiếp nhận thông tin. Thực chất thì những thông tin xấu độc dạng tin đồn lan truyền trên không gian mạng xã hội không có gì mới, vẫn chỉ là “bình cũ, rượu mới”.

Nhiều hoạt động tại thủ đô Moskva (Liên bang Nga) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.I.Lenin, 21/1/2024.

V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người.

UBND huyện Lục Yên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện mô hình.

Các trang mạng của lực lượng Công an huyện, công an xã, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá huyện Lục Yên và một số trang khác trên địa bàn đã chủ động, kịp thời đăng tải hơn 4.000 bài viết trên mạng xã hội, tiếp cận trên 50 triệu lượt người dùng, thu hút trên 6 triệu lượt tương tác…

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập sáng ngày 30.4.1975. (Ảnh tư liệu)

Nước nhà thống nhất, câu chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc sẽ ngắn gọn và ít bi thương hơn nếu những người thua trận hiểu được chân lý và lẽ phải, ít nhất là chấp nhận thời cuộc. Nhưng một bộ phận không nhỏ (phần lớn là ở Mỹ) sau khi di tản đã tập hợp nhau lại, trở thành những hội nhóm để chống phá Nhà nước Việt Nam với mưu đồ "phục quốc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục