Với bản chất lưu manh, luôn "bới lông tìm vết” để bôi nhọ chế độ, chống phá đất nước, Việt Tân tưởng vụ này to lắm, phồng mang trợn mắt kích động: "Đấy dân xứ lừa cảm thấy có sung sướng không? Tăng lương thì giá cả tăng ào ào, giờ đến giá KCB cũng tăng! ”.
Chuyện chẳng có gì đáng nói, bởi Nhà nước Việt Nam đã chủ trương tăng 30% lương đối với công chức, viên chức thì đương nhiên nhân viên y tế cũng được tăng lương. Hiện nay, các bệnh viên đều đã tự chủ về tài chính, bởi thế, muốn tăng lương cho nhân viên thì phải tăng thu để có nguồn chi, một trong những nguồn thu là công chức, viên chức được tăng lương 30% thì % đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng tăng 30% đó là cơ sở để các bệnh viện thu tăng từ bảo hiểm y tế khi bệnh nhân đến KCB.
Ở Việt Nam hiện có 91,837 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 92,81% dân số; do đó, tuyệt đại đa số người có nhu cầu KCB đều do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả, đã hỗ trợ đáng kể chi phí cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo. Bởi vậy, việc tăng giá KCB không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, thu nhập của người lao động. Do vậy, tăng 30% lương vẫn bảo đảm cải thiện một bước đời sống. Chuyện "nhỏ như con thỏ”, vậy mà, sao Việt Tân phải tru tréo la lối ầm ĩ để xuyên tạc, kích động?
Việt Tân là lũ cặn bã sinh ra từ cái thây ma thối rữa của ngụy Sài Gòn sống ký sinh trên đất Mỹ, mang quốc tịch Mỹ, thuế phí đóng cho nước Mỹ, nếu có tâm, có trách nhiệm với con người sao không lo cho việc chi phí y tế quá cao, chiếm 20% GDP đang đè nặng lên cuộc sống người Mỹ? Gánh nặng chi phí y tế ở Mỹ đến mức trong Thông điệp Liên bang năm 2009, Tổng thống Obama đã phải tuyên bố: "Cứ 30 giây lại có 1 người Mỹ phá sản vì KCB, mỗi năm có 1 triệu người Mỹ phá sản do chi phí y tế quá cao”.
Vụ ca sĩ Đ.V.H đi biểu diễn ở Mỹ bị ngã rách da bàn chân phải vào viện khâu vết thương và nằm điều trị một tuần, dư luận mạng cho là chi phí hơn 20 tỷ đồng Việt Nam (800.000 USD) khiến nhiều người sửng sốt, nhưng những người am hiểu nền y tế Mỹ đều cho rằng điều đó là bình thường.
Tờ New York Times cho biết chị Melissa Jeekson làm việc ở New Jersey bị lạc nội tử cung. Để thoát khỏi những cơn đau hành hạ chị phải mổ, nếu mổ ở Mỹ phải chi 20.000 USD, nhưng sang Mexico chỉ mất 4.000USD.
Theo Tổ chức bác sĩ không biên giới, khoảng 1 triệu người Mỹ đến Mexico mỗi năm điều trị nha khoa để tiết kiệm 40% - 65% so với điều trị tại Mỹ. Một ca bọc răng sứ ở Mỹ là 25.000 USD thì tại Mexico chỉ 7.000 USD, nếu ở Việt Nam còn rẻ nữa. Một ca đẻ thường ở Mỹ là 20.000 USD, nếu phải mổ chi phí còn cao hơn, trong khi mức phí sinh thường ở Việt Nam là 3 - 5 triệu đồng (120 - 200 USD). Ở Mỹ có trường hợp một thanh niên đi xe máy tự ngã vào bệnh viên, nhưng chỉ bị chấn thương phần mềm, sau 4 ngày nằm viện nhận tờ hóa đơn 125.991 USD (3,1 tỷ VNĐ).
Một bệnh nhân viêm ruột thừa mổ thường, tổng chi phí 36.778 USD (907 triệu VNĐ). Chị Jang Yeo In (người Hàn Quốc) cùng chồng và con trai đi du lịch đến San Fran Cissco. Đêm con chị ngủ trong khách sạn rơi từ giường xuống đất. Đứa bé giật mình khóc ré lên, nên lễ tân gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện đa khoa Zukerberg. Tại đây, đứa bé được cho uống tí sữa rồi ngủ.
Hôm sau, cặp vợ chồng này nhận được tờ hóa đơn 18.836 USD. Fb của bạn Hai Anh Vu cho biết: Ở Mỹ nếu bị ngã chảy máu đầu hay chấn thương mà tự đến phòng cấp cứu không đi bằng xe cứu thương, bạn phải nằm chờ 8 tiếng, sau 8 tiếng mới có bác sĩ đến khám sơ bộ và phân loại. Tại sao phải nằm? Bởi nằm mới là trường hợp cấp cứu.
Bạn có thể ngồi hoặc đứng cũng được nhưng như thế chưa phải là cấp cứu và có thể sẽ phải chờ rất lâu bởi ở Mỹ quy định: Bệnh nhận đến phòng cấp cứu bằng xe cứu thương được ưu tiên khám trước dù bệnh rất nhẹ. Nếu đến bằng xe cứu thương bạn sẽ phải trả 1.500 USD. Đọc trên truyền thông sẽ thấy không ít những trường hợp người bệnh chỉ rách da, bong gân khi điều trị ở Mỹ có thể phải trả cả triệu đô, nếu có bảo hiểm thì phần tự chi trả quy ra tiền Việt Nam cũng vài tỷ đồng.
Trường hợp tương tự ở Việt Nam chỉ cần chụp X quang vùng bị chấn thương rồi chuyển qua phòng tiểu phẫu tiêm thuốc tê, khâu 15 phút xong, sau đó tiêm mũi phòng uốn ván, thêm tý giảm đau, bác sĩ dặn vài câu rồi về, tổng chi phí chỉ 500 - 700 ngàn đồng. Giá giường bệnh ở Việt Nam thông thường từ 180.000 đồng - 4.000.000 đồng/ngày thì ở Mỹ là 5.000 USD/ngày (125 triệu VNĐ). Nếu bạn nằm viện 10 ngày ở Mỹ, riêng tiền giường bệnh đã là 12,5 tỷ đồng Việt Nam. Dịch vụ y tế quá đắt đỏ khiến nhiều người Mỹ xăm lên tay dòng chữ: "Nếu bị ngất tôi xin từ chối xe cứu thương”; xăm lên cổ: "Tôi từ chối đặt ống thở và ven truyền tĩnh mạch trong mọi trường hợp”…
Những chuyện như thế Việt Tân có biết không? Sao suốt ngày chỉ rình mò soi mói xem ở Việt Nam có chuyện gì xuyên tạc được thì la lên bêu riếu, nhai đi nhai lại, kích động trong khi ở nước Mỹ có chuyện động trời như cựu Tổng thống Donal Trump, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa đi vận động tranh cử bị ám sát, đạn sượt mang tai, rách tai chảy máu, thoát chết chỉ trong một li con mò… thì Việt Tân tảng lờ, câm tịt, không dám ho he hé răng nửa lời về chuyện các ông chủ.
Thế mới biết cái kiếp 3 đời làm chó săn nhục thật. Đã biết thân, biết phận thì im đi cho đặng, lại cứ gâu gâu bới móc chuyện tăng giá KCB của Việt Nam. Chúng tưởng không ai biết gì về giá dịch vụ y tế của nước Mỹ? Mỗi năm có cả vạn Việt kiều ở Mỹ về nước du lịch thăm thân kết hợp KCB đã nói lên tất cả sự ưu việt của hệ thống y tế Việt Nam. Việt Tân có giỏi thì hãy lo sao cho hàng triệu người Mỹ mỗi năm khỏi bị phá sản, rơi vào tình trạng vô gia cư chỉ vì KCB đi! Sao cứ rỗi hơi chõ mõm vào việc của người khác?
Nhất Tâm