YênBái - Xác định rõ sứ mệnh của mình, 30 năm qua, kể từ ngày tỉnh Yên Bái tái lập (1/10/1991 - 1/10/2021), sự nghiệp giáo dục- đào tạo Yên Bái đã có bước tiến vượt bậc. Mạng lưới trường lớp được xây dựng khang trang, chất lượng GD-ĐT ngày càng được nâng cao. Bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ ấy đã đáp ứng kỳ vọng của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đối với sự nghiệp “trồng người” trong tình hình mới.

YênBái - Là một trong những huyện nghèo của cả nước, 30 năm trước, cơ sở vật chất của Mù Cang Chải vô cùng khó khăn, thiếu thốn từ điện, đường, trường, trạm cho đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Lối sống du canh, du cư, đốt rừng, phát nương trồng cây thuốc phiện... cộng với tập tục lạc hậu khiến cho đại bộ phận người dân thiếu đói lương thực triền miên.

YênBái - Tại Hội thảo kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Yên Bái (01/10/1991 - 01/10/2021), sáng 24/9 do Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức, cùng nhìn lại chặng đường của ngành Giáo dục - Đào tạo của tỉnh Yên Bái qua tham luận tại Hội thảo của đồng chí Vương Văn Bằng- Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Yên Bái về sự nỗ lực khắc phục khó khăn đưa ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái vươn lên, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

YênBái - Qua 5 năm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn (2016 - 2020) trên địa bàn tỉnh giảm 25,17%, bình quân đạt 5,03%/năm, đạt 125% so với mục tiêu đề ra đầu nhiệm kỳ.

YênBái - Nhìn lại chặng đường 30 năm tái lập, kinh tế tỉnh Yên Bái tăng trưởng khá, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa vùng thấp và vùng cao, giữa đô thị và nông thôn. Cùng với đó, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, bảo đảm mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng các chế độ, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội...

YênBái - Chiều 21/9, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái đã chủ trì buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan đơn vị liên quan cho ý kiến về công tác tổ chức Hội thảo “Yên Bái – 30 năm một chặng đường phát triển” (1/10/1991 – 1/10/2021).

YênBái - Năm 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái đạt 5%, cao hơn trung bình của cả nước, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt trên 7.525 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2010. Thu nhập của người dân nông thôn đạt 32 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 5 lần so với 2008, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 7,04%.

YênBái - Sau 30 năm tái lập, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,43%; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,98%; dịch vụ chiếm 42,02%.

Ngày 1/10/1991, tỉnh Yên Bái chính thức đi vào hoạt động. Thời điểm này, tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc; diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.887,7 km vuông; dân số có 658.891 người.

YênBái - Cuộc cách mạng về giao thông của tỉnh được khởi đầu bằng sự kiện cầu Yên Bái được xây dựng, khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 30/12/1992. Cho đến cuối năm 2020, qua sông Hồng đã có 7 cây cầu được xây dựng kết nối hàng loạt xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số bên phía bờ Tây cùng trên 8.700 km giao thông đường bộ...

YênBái - Với việc được tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự nỗ lực vươn lên, khai thác thế mạnh bản địa từ việc đưa những loại cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao vào canh tác và chăn nuôi đã mở ra hướng phát triển bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều người dân huyện vùng cao Mù Cang Chải xóa đói, giảm nghèo.