13A - “Con đường thắng lợi” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
- Cập nhật: Thứ ba, 7/5/2019 | 4:25:49 PM
YênBái - Đường 13A - đoạn phải gấp rút sửa chữa thi công dài tới 120 km được giao trực tiếp cho Ty Giao thông Yên Bái làm nhiệm vụ khảo sát, thiết kế và thi công. Khó khăn nhât là mở rộng đường qua đèo Lũng Lô địa hình hiểm trở. Thế nhưng bằng tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho toàn thắng”, đầu tháng 9/1953, đường 13A đã hoàn thành theo đúng kế hoạch và trở thành tuyến mạch máu giao thông chính và duy nhất nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cuối tháng 11/1952, Chỉ thị của Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu gấp rút mở rộng tuyến đường 13A nối với đường 41 Sơn La, chuẩn bị cho việc vận chuyển từ hậu phương vào vùng Tây Bắc, thời gian chậm nhất phải xong trong tháng 9/1953.
Đảng bộ, nhân dân các dân tộc, cán bộ, công nhân ngành giao thông Yên Bái được giao nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh dự là mở đường từ Hiên (Tuyên Quang) đi Ba Khe (Văn Chấn - Yên Bái) nối với đường 41 (ngã ba Cò Nòi - Sơn La), con đường chiến lược của mặt trận với tổng chiều dài 188km.
Đường 13A - đoạn phải gấp rút sửa chữa thi công dài tới 120 km được giao trực tiếp cho Ty Giao thông Yên Bái làm nhiệm vụ khảo sát, thiết kế và thi công. Khó khăn nhât là mở rộng đường qua đèo Lũng Lô địa hình hiểm trở. Thế nhưng bằng tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho toàn thắng”, đầu tháng 9/1953, đường 13A đã hoàn thành theo đúng kế hoạch và trở thành tuyến mạch máu giao thông chính và duy nhất nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vì là con đường huyết mạch nên nơi đây đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của địch. Cao điểm nhất là từ tháng 2/1954, thực dân Pháp đã tập trung hỏa lực không quân bắn phá ngày đêm. Thế nhưng địch càng đánh dữ dội thì tinh thần quả cảm giữ cầu, giữ đường của quân và dân ta càng lên cao. Khi ấy, bất cứ cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong, dân công đều thuộc lòng khẩu hiệu hành động "sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, "xe chưa qua ta chưa về”.
Trong vòng 3 tháng, các lực lượng đã đóng góp 1.638 ngàn ngày công, dưới mưa bom bão đạn, hoàn thành con đường chiến dịch trước thời gian 1 tháng, nối liền căn cứ địa Việt Bắc với Tây Bắc. Con đường đã vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, phá bom nối đường thông suốt, phục vụ cho chiến trường.
Tổng kết Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành giao thông Yên Bái đã vinh dự được Bác Hồ tặng cờ "Mở đường thắng lợi”. Ngày nay, phát huy truyền thống "mở đường thắng lợi” và những thành tích đạt được 65 năm qua, ngành giao thông vận tải Yên Bái đã đi trước một bước, góp phần quan trọng phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Các dự án trọng điểm của tỉnh đến nay đã hoàn thành và thông xe kỹ thuật như: dự án cầu Bách Lẫm, cầu Tuần Quán; Dự án Hạ tầng kỹ thuật trên đường tránh ngập thành phố Yên Bái...
Phát huy truyền thống cách mạng, cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thông, các lực lượng vận tải đường bộ, đường thủy đã phát triển nhanh chóng, giao thông vận tải đã gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên quê hương Yên Bái hôm nay.
Thu Trang - Mạnh Cường
Tags Đường 13A Điện Biên Phủ phà Hiên đèo Lũng Lô
Các tin khác
Bến Âu Lâu được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Phát huy những giá trị lịch sử 65 năm trướci, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Âu Lâu đã và nỗ lực, tiếp tục đổi mới để xứng đáng với sự hy sinh của lớp thế hệ cha anh đi trước, viết tiếp trang sử vẻ vang trong công cuộc xây dựng tỉnh Yên Bái ngày một phát triển.
Chiến thắng sông Thao ngày 19/5/1949 và Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới, kết thúc chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Sáng 7/5, hàng ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tỏ lòng thành kính đối với vị Tổng tư lệnh trong chiến dịch Điện Biên năm xưa.
Những bài học lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cùng với bộ đội và đồng bào các dân tộc, lực lượng thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp mồ hôi, công sức vào thắng lợi chung của đất nước.