Sáng mãi tấm gương Mẹ Việt Nam anh hùng

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/4/2020 | 8:40:46 AM

YênBái - 45 năm trôi qua, kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, dù phải gánh chịu những hy sinh, mất mát lớn của chiến tranh, song Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Nguyễn Thị Nhuần ở thôn Tân An, xã Đại Phác, huyện Văn Yên vẫn vững chí, bền lòng.

Mẹ Nhuần ngậm ngùi trước di ảnh người con trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mẹ Nhuần ngậm ngùi trước di ảnh người con trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vào những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp về xã Đại Phác, thăm Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nhuần. Trong ngôi nhà cấp 4 thoáng mát, sạch sẽ, gọn gàng, mẹ Nhuần ngậm ngùi trước di ảnh 2 người con trai hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mẹ Nguyễn Thị Nhuần sinh năm 1921 ở xã Tân Thành, huyện Yên Bình có 8 người con, gồm 7 trai và 1 gái. 

Năm 1966, gia đình mẹ Nhuần chuyển lên xã Đại Phác nhường đất xây dựng Thủy điện Thác Bà. An cư lập nghiệp ở địa phương mới, khó khăn trong cuộc sống lại tăng thêm một phần nhưng lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của gia đình mẹ không hề giảm sút. 

Tiếp nối truyền thống của gia đình và noi gương bố từng tham gia kháng chiến chống Pháp, người con trai thứ 4 của mẹ là anh Hoàng Văn Sinh, sinh năm 1952 đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 1/1971, tình nguyện lên đường nhập ngũ cùng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Chiến đấu anh dũng với kẻ thù, đối mặt với nhiều hiểm nguy, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, nhưng anh vẫn kiên cường, mưu trí, dũng cảm tiêu diệt được nhiều quân địch. 

Tháng 4/1971, anh ngã xuống tại chiến trường miền Trung khi mới tròn 19 tuổi. Hiện phần mộ của anh Sinh đang được an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ Đồng Lê, Quảng Bình. Noi gương anh, tháng 11/1972, người con trai thứ 5 của mẹ là anh Hoàng Văn Hoạt, sinh năm 1954 đã hăng hái cùng đồng đội lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Đối mặt với kẻ thù tàn bạo cùng vũ khí, bom đạn, sự khốc liệt của chiến tranh nhưng không làm anh nao núng. 

Vào đúng ngày giải phóng miền Nam - 30/4/1975, chưa kịp chứng kiến niềm vui thống nhất đất nước, anh Hoạt đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường miền Nam. Cho đến nay, phần mộ của anh chưa được tìm thấy. 

Chồng qua đời, 2 trong số 8 người con của mẹ đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ. Đau thương là vậy, song cũng không quật ngã được ý chí và mẹ luôn tự hào khi các con ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc. Chính niềm tự hào ấy là sức mạnh giúp mẹ vượt qua những mất mát, đau thương và trở nên kiên cường. 

Hòa bình lập lại, Mẹ VNAH Nguyễn Thị Nhuần lại tiếp tục cùng với nhân dân địa phương bước vào thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế. Mẹ đã cùng với các con canh tác lúa nước, trồng ngô trên đất soi bãi, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm xây dựng cuộc sống ổn định. 

Ngoài phát triển kinh tế gia đình, mẹ Nhuần còn luôn gần gũi, tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo của các hộ, sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, động viên các hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống. 

Năm 2011, xã Đại Phác được huyện Văn Yên chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, dù tuổi cao nhưng mẹ Nhuần vẫn tiên phong gương mẫu đi đầu hưởng ứng. Từ quá trình xây dựng đề án, quy hoạch đến quá trình triển khai xây dựng, mẹ đã đóng góp nhiều ý kiến hữu ích, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 

Nhiều người dân trong thôn lúc đầu còn lưỡng lự, nhất là việc hiến đất để mở rộng, can nắn đường giao thông nông thôn nhưng qua sự vận động của mẹ vì lợi ích chung của xã hội nên mọi người hiểu và tích cực hiến đất, tài sản trên đất, ngày công lao động và hàng năm đóng góp quỹ…, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương xây dựng xã Đại Phác đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. 

Độc lập tự do, thống nhất đất nước và cuộc sống bình yên, văn minh tiến bộ như hôm nay không thể không nhắc đến thế hệ cha anh đi trước đã đổ biết bao xương máu ở chiến trường, trong đó có sự hy sinh to lớn và thầm lặng của các Mẹ VNAH nói chung và mẹ Nguyễn Thị Nhuần nói riêng.

Trần Ngọc

Tags Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nhuần xã Đại Phác Văn Yên vững chí bền lòng

Các tin khác
Cựu chiến binh Mỹ William Hubert.

“Tên tôi là William Hubert. Năm nay tôi đã 95 tuổi, đang sống tại miền nam bang California - Hoa Kỳ. Tôi là một cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam năm 1964 ở Sài Gòn, tôi xin được góp chút tiền, chung tay với nhân dân Việt Nam chống dịch bệnh Covid-19. Xin liên lạc với tôi ở số điện thoại (…) để trao đổi thêm”.

Hội CCB xã Púng Luông tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Phong trào “Ba bỏ”.

Những năm qua, các cấp Hội cựu chiến binh huyện Mù Cang Chải đã tích cực phối hợp, vận động, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên, quần chúng nhân dân chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy thông qua Phong trào “Ba bỏ” (bỏ trồng; bỏ hút; bỏ tàng trữ, vận chuyển buôn bán trái phép chất ma túy).

Đồng chí Đoàn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh trao bằng khen của Trung ương Hội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2018.

Kỷ niệm 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) cũng là dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái (5/5/1990 - 5/5/2020, đã khẳng định được vị trí, vai trò của Hội là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Việc nhân dân ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng một trận quyết chiến chiến lược với sức mạnh hùng hậu nhất, ý chí quyết tâm cao nhất là nhờ nghệ thuật quân sự sáng tạo, độc đáo đưa đến việc giải phóng Sài Gòn gần như còn nguyên vẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục