Năm Du lịch Quốc gia 2024 sẽ gắn với Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2024 | 7:36:21 AM

Theo ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, có thể nói đến thời điểm này, tất cả công tác chuẩn bị cho Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Lễ hội Hoa Ban đã được hoàn tất.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trả lời phỏng vấn báo chí.
Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trả lời phỏng vấn báo chí.

Tỉnh Điện Biên đã chuẩn bị chu đáo, kỹ càng nhất cho Năm Du lịch Quốc gia 2024 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954-7/5/2024).

Phóng viên báo chí đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên về Chương trình này.

PV: Xin Chủ tịch cho biết, dấu ấn, sự kỹ càng, chi tiết trong công tác chuẩn bị cho sự kiện Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Lễ hội Hoa Ban 2024 và hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ?

Ông Lê Thành Đô: Có thể nói đến thời điểm hiện nay, tất cả công tác chuẩn bị cho Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Lễ hội Hoa Ban đã được hoàn tất.

Cùng với đó là công tác chuẩn bị chu đáo cho việc đón du khách đến Điện Biên để trải nghiệm những danh lam thắng cảnh; trải nghiệm nét đẹp văn hóa của 19 dân tộc cũng như tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử của chiến trường Điện Biên Phủ 70 năm về trước.

Xác định việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ là một sự kiện rất quan trọng, vì vậy tỉnh Điện Biên đã tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kịch bản, kế hoạch đề ra.

Tỉnh Điện Biên đã sớm thành lập Ban tổ chức và 5 tiểu ban để phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch để tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận giúp việc, đồng thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo đúng lộ trình.

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch của tỉnh và logo của Năm Du lịch Điện Biên 2024 với chủ đề "Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận.”

Đặc biệt, kịch bản của Chương trình Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Lễ hội Hoa Ban diễn ra vào tối 16/3 cũng đã được hoàn thiện và sẽ được Ban Tổ chức sơ duyệt, tổng duyệt kỹ trước khi lễ khai mạc chính thức diễn ra.

- Xin ông nói rõ thêm về Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024?

Ông Lê Thành Đô: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Về miền Hoa Ban” gồm có 3 chương.

Chương I có chủ đề "Điện Biên - miền đất huyền thoại,” nội dung nhằm giới thiệu Điện Biên, mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, với không gian văn hóa đa dạng, khắc họa hình ảnh về xứ cổ Mường Then-Mường Trời; câu truyện truyền thuyết về Hoa Ban; không gian du lịch văn hóa tâm linh, lịch sử Điện Biên Phủ, ngợi ca sự dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và công cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân đế quốc của quân dân ta bằng chiến thắng lừng lẫy lịch sử nhân loại tại chiến trường Điện Biên Phủ…

Chương II có chủ đề "Du lịch theo những cánh bay,” giới thiệu đại diện các vùng văn hóa mang tính đa dạng, phong phú của các điểm đến du lịch theo phân vùng đất nước: Điện Biên đại diện khu vực miền núi phía Bắc; Ninh Bình khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ; Quảng Ninh, Thanh Hóa đại diện vùng ven biển; các kinh đô cổ theo dòng lịch sử: triều đại Hùng Vương-Phú Thọ, Đại Cồ Việt-Hoa Lư, Ninh Bình, Tây Đô, Thanh Hóa, Đại Việt-Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam-Huế… cho tới các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nổi tiếng trên mọi miền đất nước từ vùng núi cao tới đồng bằng ven biển; từ Bắc vào Nam…

Chương III có chủ đề "Điện Biên kết nối những mùa hoa,” giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển mọi mặt xã hội và nhất là phát triển ngành du lịch…giới thiệu địa danh du lịch tiêu biểu của Điện Biên với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc và thân thiện mến khách của của các tộc người.

Giới thiệu Điện Biên là điểm đến du lịch hấp dẫn, là nơi kết nối du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch lịch sử gắn kết với các địa phương trong vùng; tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, kinh doanh, các đoàn khách du lịch đã và đang đến với Điện Biên ngày càng nhiều để khai thác tiềm năng, thưởng thức, trải nghiệm và làm giàu mảnh đất Điện Biên hào hùng, mến khách. Điện Biên trở thành điểm đến Hội tụ-Hội nhập và Kết nối muôn phương.

Đặc biệt, tại lễ khai mạc còn sử dụng công nghệ mới Drone Light, tạo hiệu ứng ánh sáng mới mẻ, ấn tượng với người xem.


Biểu trưng và chủ đề Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024

- Những điểm nhấn, sự kiện quan trọng nhất mà tỉnh chú trọng trong khuôn khổ của Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 là gì, thưa ông?

Ông Lê Thành Đô: Năm Du lịch quốc gia Điện Biên năm 2024 được tổ chức với 169 hoạt động, sự kiện. Trong đó, tỉnh Điện Biên chủ trì tổ chức 28 hoạt động, sự kiện; 13 hoạt động, sự kiện thì sẽ do các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch thực hiện và 128 các hoạt động, sự kiện sẽ do 33 tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức thực hiện.

Trong 28 hoạt động do địa phương chủ trì thực hiện, tỉnh Điện Biên xác định Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024 gắn với Lễ hội Hoa Ban; hoạt động về xúc tiến thương mại Tây Bắc Điện Biên 2024 và một loạt các hoạt động đã diễn ra từ đầu năm, như Lễ hội đua thuyền đuôi én tại thị xã Mường Lay; Lễ hội hoa anh đào Điện Biên 2024 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tổ chức vào sáng 7/5 theo quy mô Quốc gia, là những hoạt động tiêu biểu, đặc trưng mà tỉnh Điện Biên sẽ chủ trì tổ chức trong Năm Du lịch Quốc gia Điện Biên 2024, gắn với Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.


Nhiều ngôi nhà sàn mới được dựng trên địa bàn bản Sáng,xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. 

- Điện Biên xác định chiến lược, khâu đột phá nào để tạo nên "mùa hoa” trong phát triển kinh tế năm 2024?

Ông Lê Thành Đô: Năm 2024 được xác định là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời là năm có ý nghĩa quan trọng với những dấu mốc lịch sử của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tỉnh sẽ tập trung triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trọng tâm nhất là rà soát, điều chỉnh tất cả các quy hoạch chung, quy hoạch thành phố, các thị trấn và quy hoạch chi tiết tại các đô thị để tạo tiền đề cho việc mời gọi thu hút đầu tư.

Tỉnh Điện Biên xác định mục tiêu chung là tiếp tục đẩy mạnh cải các hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị, dịch vụ đồng bộ theo hướng hiện đại; đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển đột phá về kinh tế, xã hội.

Tỉnh đề ra một số chỉ tiêu trọng tâm như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 10,5%, GRDP bình quân đầu người đạt 49,05 triệu đồng/người/năm.

Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 14.192 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 20.951 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 23.900 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh) đạt 3.680 tỷ đồng, tăng 6,74% so với năm 2023.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt 130 triệu USD; trong đó, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ đạt 88 triệu USD, nhập khẩu hàng hóa đạt 42 triệu USD...

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2023) với chủ đề “Bản hùng ca Điện Biên”. Ảnh (tư liệu) minh họa

Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Hội nghị Tiểu ban diễu binh, diễu hành triển khai nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh yêu cầu thị xã Nghĩa Lộ nhanh chóng thực hiện việc chỉnh trang, khắc phục sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp của Di tích lịch sử, văn hóa Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Sáng 13/3, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh Yên Bái đã đi kiểm tra công tác tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ; Di tích lịch sử quốc gia Đèo Lũng Lô, huyện Văn Chấn và Di tích lịch sử quốc gia Bến Âu Lâu, thành phố Yên Bái.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch

Hôm nay (13/3), tròn 70 năm bộ đội ta tấn công đồi Him Lam, trận đánh mở màn cho thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", một "mốc son chói lọi" trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

NSND Tống Toàn Thắng phát biểu tại sự kiện.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ có chương trình kể lại chiến thắng hào hùng của dân tộc bằng ngôn ngữ xiếc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục