Tài liệu quý giá về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ- ne-vơ

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2024 | 7:45:07 AM

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954-20/7/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước giới thiệu những tài liệu lưu trữ quý giá liên quan đến những sự kiện trên.

Tư liệu về Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Tư liệu về Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng đầy anh dũng của quân và dân Việt Nam, là chiến thắng ghi dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc và thời đại. Theo các tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chiến thắng ấy buộc Thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán, thương lượng, ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam.


Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cho biết với chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ Pháp đã phải tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ, cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập của Việt Nam quân đội Pháp phải rút về nước, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.


Các tướng lĩnh của quân đội Pháp là Na-va, Cô-nhi, Đờ Ca-xtơ-ri họp bàn kế hoạch xây dựng trận địa phòng thủ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1953. Nguồn: Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp.


Xe thồ của ta tiếp tế lương thực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ Điện Biên Phủ đến Hội nghị Giơ-ne-vơ là quá trình đấu tranh kiên trì, thắng lợi của Đảng, Chính phủ, quân dân và các phái đoàn ngoại giao Việt Nam, đó là thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập, khát vọng tự do và yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.


Cánh quân của ta đang đánh vào cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ.


Tù binh của địch bị bắt tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Đây là một dịp đặc biệt để Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III giới thiệu đến đông đảo công chúng những tài liệu lưu trữ quý giá, phản ánh chân thực, khách quan về những sự kiện trọng đại của dân tộc, là cơ hội để tuyên truyền, quảng bá các tài liệu lưu trữ quốc gia.


Các dân công miền núi Tây Bắc vui mừng nhảy múa khi nghe tin chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III đang bảo quản một khối lượng lớn hồ sơ, tài liệu tái hiện về hoàn cảnh lịch sử, quá trình chỉ đạo, sự chuẩn bị chiến dịch; diễn biến và kết quả, ý nghĩa của chiến dịch; quá trình quân dân cả nước phối hợp cùng chiến trường Điện Biên Phủ; dư luận và tình cảm bạn bè quốc tế về chiến dịch; công tác hậu cần chiến dịch; Chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa với các thương bệnh binh và với các hàng binh; tài liệu về tinh thần lạc quan chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân ta trong chiến dịch… phản ánh về sự lãnh đạo tài tình, những quyết sách, chiến lược nhạy bén của Đảng và của Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam, về sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, toàn quân quyết tâm chiến thắng trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ …


Các thành viên Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ tại Thụy Sĩ.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ.

Tài liệu lưu trữ về Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm những tài liệu, hình ảnh về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả Hội nghị Giơ-ne-vơ; tác động và quá trình thực thi Hiệp định; dư luận thế giới đối với Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Đặc biệt, nhiều bản tuyên bố về lập trường, quan điểm của các bên tham gia Hội nghị, về sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam đã phản ánh một cách sinh động về diễn biến của Hội nghị Giơ-ne-vơ…


Phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị Giơ-ne-vơ, tháng 7/1954. Nguồn: Viện Lưu trữ Phim ảnh Nhà nước Nga.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đánh giá những tài liệu, tư liệu, hình ảnh về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ bảo quản tại trung tâm là minh chứng hết sức quan trọng, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học về các sự kiện lịch sử, về quân sự, ngoại giao, đồng thời có ý nghĩa to lớn góp phần thiết thực vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta.

Trong thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III mong muốn được tiếp tục phối hợp với các cơ quan, tổ chức để quảng bá những khối tài liệu có giá trị, đồng thời được sưu tầm, bổ sung các tài liệu, hình ảnh về những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước, góp phần lưu giữ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau.

(Theo TPO)

Các tin khác

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 868/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Các nghệ sĩ biểu diễn tại chương trình.

Hòa trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, những ngày qua, Ban tổ chức và ê kíp sản xuất chương trình “Giai điệu bình yên” đã đến Điện Biên thực hiện số đặc biệt chủ đề “Điện Biên Phủ - Bản hùng ca vang mãi”. Chương trình sẽ được phát sóng trên Truyền hình Công an nhân dân (kênh ANTV) vào tối 5/5.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” được coi là phần thưởng để tri ân, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cán bộ, chiến sĩ.

Chiếc huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” là một trong số nhiều kỷ vật gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.

PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam thông tin về chương trình. (Ảnh: BTC cung cấp)

Theo Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chương trình hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - Về với Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 15 - 21/4/2024) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục