Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập thành công chủng virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên, theo đó mở đường cho việc ngăn ngừa ASF và nghiên cứu vắcxin ASF.
|
|
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập thành công chủng virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên, theo đó mở đường cho việc ngăn ngừa ASF và nghiên cứu vắcxin ASF.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, nghiên cứu này, do Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc tiến hành, đã được công bố trên trang web của Tạp chí quốc tế Emerging Microbes and Infections (EMI).
Nhật báo Khoa học Trung Quốc ngày 26/3 cho biết các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu mang tính hệ thống về các đặc điểm sinh học của chủng virus ASF được phân lập đầu tiên của Trung Quốc, trong đó gồm có khả năng lây nhiễm, khả năng gây bệnh và khả năng truyền bệnh.
Báo trên nêu rõ chủng virus này, có tên là "Pig/HLJ/18,” được lấy từ một mẫu lợn bị nhiễm ASF ở thành phố Giai Mộc Tư thuộc tỉnh Hắc Long Giang hôm 3/9/2018.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus này có độc lực và lây truyền giữa những con lợn nuôi.
Theo Nhật báo Khoa học Trung Quốc, việc làm sáng tỏ sơ bộ những đặc điểm bộ gen và mối quan hệ tiến hóa của các chủng ASF ở Trung Quốc đã cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả dịch ASF ở Trung Quốc, đồng thời đặt nền tảng cho công nghệ phát hiện và phòng ngừa.
Tính đến tháng 3/2019, 113 trường hợp dịch ASF đã được phát hiện ở 28 tỉnh, thành và khu vực ở Trung Quốc.
Theo Tân Hoa xã, ASF là một bệnh do virus gây ra, ảnh hưởng đến lợn nhà và lợn hoang dã, đồng thời có thể lây lan qua các con lợn sống và lợn đã chết cũng như các sản phẩm thịt lợn, song virus ASF vô hại với con người.
(Theo TTXVN)
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) không lây nhiễm sang người, kể cả khi con người tiếp xúc với sản phẩm nhiễm bệnh. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi.
Một trong những nguyên nhân khiến việc phòng chống dịch bệnh không thuận lợi là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, nên rất khó trong việc vận động người dân, đặc biệt là các hộ nghèo tự bỏ kinh phí để mua vắc - xin tiêm phòng cho gia súc.
Cư trú tại phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, chị Thanh Phương về quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ để làm trang trại chăn nuôi lợn. Đã gần 10 năm kể từ ngày khởi nghiệp, vợ chồng chị Phương đã gặt hái được nhiều thành công, bất chấp nhiều lần dịch bệnh xảy ra, đàn lợn của vợ chồng chị vẫn khỏe mạnh.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Y tế Giao thông vận tải; các sở giao thông vận tải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi.