Dịch tả lợn châu Phi lan tới tỉnh thứ 23

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/3/2019 | 9:15:40 AM

Tại cuộc họp chiều 27-3, Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn (NN-PTNT) thông báo, dịch tả lợn châu Phi đã lây nhiễm tại tỉnh thứ 23 là Vĩnh Phúc.

Cuộc họp của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với các tập đoàn chăn nuôi chiều 27-3
Cuộc họp của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường với các tập đoàn chăn nuôi chiều 27-3

Tại cuộc họp chiều 27-3, ở Hà Nội, giữa Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch tả lợn châu Phi ông Nguyễn Xuân Cường, với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn là "đầu tàu” của ngành chăn nuôi, Cục Thú y cho biết: Đến thời điểm này, đã có 476 xã của 91 huyện, thuộc 23 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh vừa mới công bố có dịch tả lợn châu Phi vào sáng 27-3. Đến nay, đã có 73.000 con lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy.  

Do virus gây dịch tả lợn có độc lực cao, trong khi vẫn chưa tìm ra vaccine ngăn chặn, thời tiết lại rất thuận lợi nên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chăn nuôi cần tập trung, bằng mọi cách, mọi giá bảo vệ "vùng lõi” để không bị virus dịch tả lợn tấn công. 

Lý do là vì các tập đoàn, doanh nghiệp hiện nay không chỉ cung ứng nguồn thịt lợn sạch cho thị trường tiêu thụ mà còn là nơi bảo vệ, cất giữ nguồn con giống cho thị trường. Nếu để virus, dịch bệnh tràn vào thì sẽ không còn nguồn giống để tái đàn, cuối năm sẽ không có đủ thực phẩm. 

Giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đưa ra là áp dụng quy trình, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, thực hiện giám sát nghiêm ngặt, không để lây nhiễm dịch bệnh dù hiện nay, dịch đã lây lan ra tới 23 tỉnh và thành phố. 

(Theo SGGP)

Các tin khác

Bệnh dịch tả lợn (BDTL) châu Phi đang bùng phát mạnh, chỉ sau hơn một tháng từ hai ổ dịch ban đầu được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình thì nay đã lan ra 19 tỉnh thành trong cả nước. Để bảo vệ ngành chăn nuôi hiệu quả, bền vững, huyện Trấn Yên đã huy động cả hệ thống chính trị, người chăn nuôi vào cuộc phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập thành công chủng virus dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên, theo đó mở đường cho việc ngăn ngừa ASF và nghiên cứu vắcxin ASF.

Người dân không nên tẩy chay thịt lợn vì bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) không lây nhiễm sang người, kể cả khi con người tiếp xúc với sản phẩm nhiễm bệnh. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang quay lưng với các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến người chăn nuôi.

Người dân huyện Mù Cang Chải chăm sóc lợn và tích cực phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Một trong những nguyên nhân khiến việc phòng chống dịch bệnh không thuận lợi là tỷ lệ hộ nghèo của huyện cao, nên rất khó trong việc vận động người dân, đặc biệt là các hộ nghèo tự bỏ kinh phí để mua vắc - xin tiêm phòng cho gia súc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục