Bài học qua “bão dịch”: Cần hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2019 | 7:57:53 AM

YênBái - Hơn 3 tháng qua từ khi trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) đã có trên 4.700 con lợn nhiễm bệnh. Để tránh dịch bệnh lây lan, tỉnh đã tiêu hủy trên 8.200 con lợn, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng.

Tại các chợ trên địa bàn tỉnh, sức mua thịt lợn của người dân có giảm nhẹ so với trước.
Tại các chợ trên địa bàn tỉnh, sức mua thịt lợn của người dân có giảm nhẹ so với trước.

Tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch để giảm đến mức tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tiêu thụ đàn lợn khỏe mạnh cũng được các cấp, ngành quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. 

Cùng với việc hỗ trợ tiền cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy, tỉnh cũng quan tâm tạo điều kiện để người chăn nuôi phục hồi hoặc chuyển hướng sản xuất. Về lâu dài, cần có những giải pháp cụ thể để hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, xây dựng cơ sở hoặc vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục hành chính để người chăn nuôi thuận tiện hơn trong việc tiêu thụ, tránh việc "giải cứu” hoặc chi ngân sách hỗ trợ như trong thời gian gần đây. 

Anh Đỗ Văn Tuấn - chủ hộ chăn nuôi ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có lợn bị mắc bệnh phải tiêu hủy vào đầu tháng 6 vừa qua cho biết: "Đối với những hộ chăn nuôi có từ 100 đầu lợn trở lên như chúng tôi, được sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết, nhưng thực sự chúng tôi cũng không trông chờ sự hỗ trợ này. Cái mà chúng tôi cần hơn cả, đó là cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để xuất bán đối với đàn lợn khỏe mạnh. Hiện nay, do nhiều thủ tục hành chính nên việc xuất bán bị kéo dài làm đàn lợn bị lây nhiễm bệnh và phải tiêu hủy, vừa khó khăn cho chúng tôi vừa thiệt hại đến ngân sách Nhà nước".

Qua số liệu của Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, tính đến 30/6/2019, tổng đàn lợn các loại trên địa bàn tỉnh có trên 495.887 con. Tổng số lợn đã tiêu hủy đến thời điểm ngày 7/8 là 8.216 con (chiếm 5 đến 6% tổng đàn toàn tỉnh). Từ vài năm nay, ngành thú y Yên Bái liên tục vận động các hộ tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh để thuận tiện và rút ngắn thời gian cấp thủ tục khi xuất bán nhưng không được các hộ, trang trại chăn nuôi quan tâm. 

Gia đình ông Đặng Văn Lả, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Trước kia, cứ thương lái đến hỏi mua, được giá là chúng tôi bán và không thấy ai hỏi các loại giấy tờ kiểm dịch hay tiêm phòng nên chúng tôi không lưu tâm. Nay xảy ra dịch bệnh, thương lái khi mua đều hỏi giấy tờ nên chúng tôi mới lúng túng". 

Điều đó, cho thấy sự chủ quan và nhận thức chưa đầy đủ của người chăn nuôi trong việc đảm bảo các thủ tục hành chính, khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn, cho dù được tạo điều kiện để đẩy nhanh việc xuất bán, đặc biệt là xuất bán ngoại tỉnh thì người chăn nuôi vẫn phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định.

Hiện nay, tổng đàn lợn của tỉnh vẫn còn khá lớn, trong khi đó, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, qua thông tin tuyên truyền, người dân đã nhận thức đầy đủ hơn về BDTLCP nên không có tình trạng tẩy chay thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn mặc dù sức mua của người dân có giảm nhẹ so với trước. 

Để tháo gỡ khó khăn cho những hộ chăn nuôi lợn, bên cạnh việc thúc đẩy tiêu thụ nội tỉnh, các ngành chức năng cần tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn; cơ quan quản lý thị trường hỗ trợ tạo điều kiện tối đa cho vận chuyển, lưu thông thịt lợn. 

Với người chăn nuôi, phải giảm đàn nái, tổ chức chăn nuôi khoa học, chăn nuôi theo chuỗi, nắm bắt thị trường; không tái đàn trong thời điểm hiện tại và thực hiện đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh… 

Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thay thế được trong bữa ăn hàng ngày, nên qua cơn "bão dịch” này, người chăn nuôi nên liên kết với các doanh nghiệp để được bao tiêu sản phẩm; đồng thời, áp dụng khoa học - công nghệ để giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi là điều kiện bắt buộc.

Quang Thiều

Tags Yên Bái chăn nuôi

Các tin khác

Ngày 18/9, bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh ở 1 xã mới là xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên và các xã cũ, số lợn mắc bệnh và tiêu hủy 96 con, trọng lượng 5.470kg.

Đàn lợn nhà ông Tạ Minh Tân ở thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên Bình hiện nay vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Hơn 3 tháng tính từ khi BDTLCP xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, 4.738 con lợn đã nhiễm bệnh, tiêu hủy 8.216 con, trọng lượng 384.591 kg. Theo số liệu này, số lợn mắc bệnh chỉ gần bằng ½ số lợn buộc phải tiêu hủy. Số lợn buộc phải tiêu hủy lớn đã gây ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Từ thực tế, đặt ra vấn đề là công tác phòng chống phải linh hoạt, sát thực tiễn để giảm thiểu thiệt hại...

Yên Bái quyết liệt trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Hàng ngàn con lợn đã bị chết và tiêu hủy, cả ngàn hộ chăn nuôi lợn rơi vào cảnh trắng tay. Trong “bão dịch”, tỉnh Yên Bái đã và đang dốc toàn lực phấn đấu đến ngày 30/8 này khống chế được bệnh dịch, đến ngày 30/9 tới khống chế hoàn toàn bệnh dịch để ổn định sản xuất, đảm bảo tốc độ phát triển chăn nuôi của tỉnh và ổn định nguồn cung cho thị trường - một nỗ lực rất lớn đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân.

Các hộ chăn nuôi lớn chủ động bảo vệ đàn lợn của mình bằng cách tăng liều lượng và thời gian phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống, nhưng hiện nay bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) vẫn có những diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại. Để đạt được mục tiêu đến 30/9/2019, tỉnh Yên Bái sẽ khống chế được BDTLCP, cần phải có những biện pháp cụ thể cả về chủ trương lẫn kỹ thuật; đồng thời, có sự đồng thuận thì mục tiêu trên mới có thể thực hiện được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục