Theo tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính từ 18h ngày 20-8 đến 6h ngày 21-8, nước ta không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 1.007 ca mắc Covid-19, trong đó có 666 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước.
|
|
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 100.569, trong đó có 1.818 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 31.333 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và số còn lại cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện nước ta có 542 bệnh nhân được điều trị khỏi, 25 ca tử vong. Trong số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, 114 ca có kết quả âm tính từ 1-3 lần trở lên với vi rút SARS-CoV-2.
Về tình hình dịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 20-8, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm hiện tại các trường hợp nghi ngờ ở hai địa phương này đã được truy vết và cách ly, lấy mẫu triệt để, tiến hành xét nghiệm với số lượng mẫu lớn... Những ngày gần đây, số ca mắc mới đã giảm rõ rệt. Có thể nói tình hình dịch ở hai địa phương này đã được kiểm soát.
Bộ Y tế cũng nhận định, những ngày tới tại Đà Nẵng, Quảng Nam vẫn có thể ghi nhận những ca mắc mới rải rác trong cộng đồng. Chúng ta phải tiếp tục truy vết, kịp thời phát hiện ca mắc mới để kịp thời khoanh vùng, dập dịch.
Riêng với ổ dịch tại Hải Dương, tới thời điểm hiện tại đã ghi nhận 12 trường hợp mắc, tất cả đều liên quan đến nhà hàng Thế giới bò tươi (36 phố Ngô Quyền). Kết quả phân tích gen cho thấy, vi rút trên bệnh nhân 867 (có lịch sử di chuyển giữa Hà Nội và Hải Dương) tương đồng với vi rút gây bệnh đang lưu hành tại Đà Nẵng.
Ngay từ khi phát hiện bệnh nhân 867 liên quan ổ dịch Hải Dương, Bộ Y tế đã phối hợp với địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch. Đến nay, ổ dịch tại Hải Dương cơ bản đã được kiểm soát. Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp với địa phương khẩn trương triển khai công tác truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng... để nhanh chóng dập dịch.
Kinh nghiệm từ Hải Dương cho thấy, ngay khi phát hiện ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng, nếu chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan y tế triển khai nhanh, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch, thì sau khoảng hơn 1 tuần chúng ta có thể kiểm soát tình hình.
(Theo HNMO)
Thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 có diễn biến mới phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm từ cộng đồng vào cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) và ngược lại. Nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống.
Bản tin chiều ngày 20/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 14 ca mắc mới COVID-19, trong đó 11 ca tại Đà Nẵng, 1 ca tại Quảng Nam và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 1007 bệnh nhân.
UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn hỏa tốc số 2479/UBND-VX yêu cầu tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Dưới đây là nội dung Công văn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về sự gia tăng tốc độ lây lan của dịch Covid-19 ở người trong độ tuổi 20-40. Đa phần họ không có triệu chứng, không biết mình bị mắc bệnh, vô hình trung gây nguy hiểm cho những nhóm người dễ bị tổn thương do dịch bệnh.