Một dạng nghiêm trọng và "khủng khiếp" của bệnh đậu mùa khỉ (mpox) đã được xác định ở những người nhiễm HIV, gây tử vong trong khoảng 15% số trường hợp nhiễm.
|
Ảnh minh họa
|
Những người được ghép nội tạng và những người bị ung thư máu cũng có thể gặp rủi ro do loại virus đậu mùa khỉ này, mặc dù chưa có trường hợp nào được phát hiện ở những người như vậy.
Các nhà khoa học đang kêu gọi những người có nguy cơ nhiễm HIV cao đi xét nghiệm virus đậu mùa khỉ, cùng với bất kỳ trường hợp nào có kết quả xét nghiệm dương tính với đậu mùa khỉ.
Hiện mpox đang được đề xuất được đưa vào danh sách các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng đặc biệt nguy hiểm đối với những người nhiễm HIV giai đoạn cuối của Tổ chức Y tế Thế giới, điều này có thể mở ra hỗ trợ tài chính và y tế lớn hơn cho những người có nguy cơ.
Kể từ tháng 5/2022, khoảng 85.000 trường hợp mắc mpox và 93 trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở 110 quốc gia trên thế giới. Nhiều trường hợp trong số này xảy ra ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và 38% - 50% những người được chẩn đoán mắc bệnh mpox cũng sống chung với HIV, phần lớn trong số họ đang điều trị HIV và sống khỏe mạnh.
Theo dõi các trường hợp nhiễm đậu mùa khỉ đặc biệt nghiêm trọng ở bệnh nhân nhiễm HIV, Giáo sư Chloe Orkin tại Đại học Queen Mary ở London và Barts Health NHS Trust, cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra 382 trường hợp người mắc bệnh HIV giai đoạn nặng và nhiễm đậu mùa khỉ, trong đó có 27 người đã chết vì mpox trong đợt bùng phát hiện nay.
Ông Orkin cho biết: "Virus dường như hoạt động hoàn toàn khác ở những người này. Thông thường đậu mùa khỉ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nơi xâm nhập, nhưng trong trường hợp này, nó lan rộng ra khắp cơ thể và gây ra những tổn thương da lở loét có sức tàn phá lớn. Nó cũng gây ra bệnh phổi. Thật kinh khủng".
Dựa trên các số liệu hiện tại, dạng bệnh này đã dẫn đến tử vong ở 15% số người nhiễm HIV giai đoạn nặng và bị ức chế miễn dịch. Tỷ lệ này có thể lên tới 27% ở những người có số lượng tế bào CD4 thấp nhất (một dấu hiệu cho thấy mức độ lây nhiễm của HIV, làm suy yếu hệ thống miễn dịch).
Không phải ai nhiễm HIV cũng có nguy cơ mắc loại mpox này. Những người đang điều trị bằng thuốc kháng virus HIV và có số lượng CD4 khỏe mạnh dường như gặp phải các triệu chứng tương tự và tiên lượng giống nhau nếu họ nhiễm đậu mùa khỉ giống như những người không nhiễm HIV.
Tuy nhiên, những người có số lượng CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/mm3 có nguy cơ mắc bệnh. Điều này có thể bao gồm những người nhiễm HIV chưa được chẩn đoán, vì các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khi số lượng CD4 giảm xuống dưới mức nguy hiểm.
(Theo VTV)
Virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 sử dụng protein tăng đột biến để bám vào và lây nhiễm các tế bào của chúng ta.
Qua nói chuyện thì hai bên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc xô xát, nam sinh P. bị một số người lao vào hành hung và dùng vật nhọn đâm gây thương tích nặng.
Ngày 21/2, Khoa Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết, đã cấp cứu thành công 1 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ trong tình trạng nguy kịch.
Lần đầu tiên triển khai, bệnh viện tuyến tỉnh ở Quảng Trị đã cứu sống bệnh nhân nhờ áp dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo.