Sốt xuất huyết tăng đột biến, Peru phải ban bố tình trạng khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/2/2024 | 2:42:33 PM

Chỉ trong 2 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết tại Peru đã tăng từ 24.000 lên 31.300, trong đó có 32 người tử vong.

Nhiều yếu tố cộng hưởng đang khiến tình hình dịch sốt xuất huyết tại Peru khó kiểm soát.
Nhiều yếu tố cộng hưởng đang khiến tình hình dịch sốt xuất huyết tại Peru khó kiểm soát.

Chính phủ Peru đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế ở hầu hết các tỉnh của nước này do số ca sốt xuất huyết ngày càng tăng cao. Bộ trưởng Y tế Cesar Vasquez cho biết 20 trong số 24 khu vực trên cả nước đã được đặt ở tình trạng khẩn cấp. Nhiều địa phương trong số đó gần với thủ đô Lima. Ông Cesar Vasquez nhấn mạnh, đây là một vấn đề nghiêm trọng và nó đang vượt quá tầm kiểm soát.

Thủ tướng Peru Alberto Otarola chia sẻ: "Để giải quyết bệnh sốt xuất huyết và bệnh sởi, tôi phải thông báo rằng, 20 khu vực trên cả nước sẽ được tuyên bố trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe trong 90 ngày do vấn đề sốt xuất huyết".

Hầu hết các trường hợp được phát hiện cho đến nay ở Peru đều xảy ra ở phía Bắc đất nước, nơi các bệnh viện đã quá tải. Tình trạng khẩn cấp về y tế sẽ cho phép chính phủ quốc gia chuyển tiền nhanh hơn đến các khu vực bị ảnh hưởng và cũng có thể đưa bác sĩ và y tá tới những vùng này. 

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết sốt xuất huyết ở Peru có liên quan đến đợt nắng nóng và mưa lớn liên tiếp khiến quần thể muỗi phát triển, đặc biệt là ở phía Bắc. Những yếu tố này đã cho phép muỗi Aedes aegypti, loài vật gây bệnh sốt xuất huyết, sinh sản với số lượng lớn, để lại ấu trùng ở bất cứ nơi nào dù chỉ có vài mm nước sạch đọng lại.

Một báo cáo của Quỹ Rockefeller lưu ý rằng muỗi Aedes có thể sinh sản nhiều hơn nhờ nhiệt độ tăng, khiến virus sốt xuất huyết phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn nước sinh hoạt, người dân phải lưu trữ nước tại nhà trong các thùng chứa không kín khiến muỗi sinh sản ở những nơi này, khiến dịch bệnh ngày một tăng cao.

Năm ngoái, bệnh sốt xuất huyết đã gây ra sự gián đoạn đáng kể trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, với hàng nghìn người phải điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở quốc gia này.

(Theo Phụ nữ Việt Nam)

Các tin khác
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 ở Mỹ

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) của Mỹ hôm 28.2 phê duyệt việc sử dụng các loại vắc xin Covid-19 đã được cập nhật làm mũi tiêm thường niên thứ hai cho người từ 65 tuổi trở lên.

Thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 25/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; trong đó quy định cụ thể đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, hội đồng xét tặng, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

Các bệnh nhân chạy thận, lọc máu tại Trung tâm Y tế huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).

Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục