Việt Nam được WHO chọn chuyển giao công nghệ vắc-xin mRNA

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/5/2024 | 4:26:53 PM

Là 1 trong 15 nước được lựa chọn chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin mRNA, Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự trợ giúp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Sáng 13-5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp tiến sĩ Saia Ma'u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tại đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong các hoạt động điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.

Theo Phó Thủ tướng, trong mọi lĩnh vực, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đều có sự đồng hành, tham gia, tư vấn, hỗ trợ của cán bộ, chuyên gia của WHO. Đặc biệt, trong giai đoạn diễn ra COVID-19, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả từ WHO để vượt qua và chiến thắng đại dịch.

Là 1 trong 15 nước được WHO lựa chọn để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin mRNA, Việt Nam mong muốn nhận sự trợ giúp thiết thực để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin để phòng, chống dịch bệnh mới nổi và một số loại bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ gia tăng trở lại như sởi, lao.... Ngoài ra, phát triển các loại sản phẩm khác phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của người dân.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ tái cấu trúc và củng cố hệ thống này. "Bộ Y tế cần hợp tác, chia sẻ những kế hoạch, chương trình, hoạt động cần sự tư vấn, hỗ trợ của WHO"- Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng chất lượng môi trường sống gắn liền với sức khỏe và "an ninh sức khỏe là vấn đề an ninh phi truyền thống". Do vậy, những chính sách y tế, bảo vệ sức khỏe cần gắn với vấn đề môi trường.

Đối với vấn đề thuốc lá điện tử, Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế thực hiện đánh giá tác động của thuốc lá điện tử với sức khỏe người dùng, nhất là thanh thiếu niên; đồng thời xem xét các hướng dẫn, khuyến nghị của WHO để có hành động, giải pháp quản lý phù hợp.

Ông Saia Ma'u Piukala cho biết mục tiêu ưu tiên của WHO trong thời gian tới là nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng để ứng phó với dịch bệnh trong tương lai, cải thiện môi trường và thúc đẩy lối sống lành mạnh, bảo đảm an ninh y tế, quản lý thuốc lá điện tử…

Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cam kết chung tay với Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của khu vực và thế giới.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
500 biệt dược gốc, thuốc... vừa được Bộ Y tế cấp mới và gia hạn số đăng ký.

Bộ Y tế vừa công bố cấp mới, gia hạn đăng lý lưu hành cho hơn 500 biệt dược gốc, thuốc để phục vụ đấu thầu, phòng chống dịch, điều trị...

Loài sâu ban miêu mà 3 người dân Yên Bái bị ngộ độc đã ăn phải

Người dân không sử dụng các loại thực vật, động vật lạ có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ; nếu có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc đến ngay cơ sở y tế gần nhất đế cấp cứu, điều trị kịp thời.

Bệnh nhân Rick Slayman. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Massachusetts

Bệnh nhân đầu tiên được ghép thành công thận lợn đã qua chỉnh sửa gene vừa qua đời.

Trước tình trạng một số người dân lo lắng bị biến chứng đông máu vì đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca nên chủ động đi làm xét nghiệm, Bộ Y tế khuyến cáo không cần thực hiện bất cứ xét nghiệm nào…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục