Dư luận bức xúc về hành vi ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện K, Bộ Y tế vào cuộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/8/2024 | 6:38:34 PM

Chiều 21-8, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn số 1363/KCB-VP gửi Giám đốc Bệnh viện K về việc tăng cường quản lý công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Dư luận bức xúc về hành vi ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện K, Bộ Y tế vào cuộc
Dư luận bức xúc về hành vi ứng xử của nhân viên y tế Bệnh viện K, Bộ Y tế vào cuộc

Theo đó, liên quan đến một số phản ánh của dư luận về công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K được đăng tải trên mạng xã hội thời gian gần đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh ghi nhận bệnh viện đã chủ động triển khai các giải pháp xử lý, liên hệ với cơ quan chức năng trên địa bàn và kịp thời cung cấp, công khai thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông để dư luận, người dân biết.

Tuy nhiên, hiện nay dư luận vẫn còn những thông tin khác nhau phản ánh về hành vi, thái độ ứng xử của nhân viên y tế trong quá trình điều trị tại bệnh viện.

Nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện K chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình đón tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ với người bệnh và người nhà người bệnh, không để xảy ra tiêu cực.

Ngoài ra, bệnh viện cần tuân thủ các quy định về triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ y tế; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các cá nhân có liên quan khi phát hiện vi phạm.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị bệnh viện khẩn trương rà soát, cập nhật các quy trình triển khai khám bệnh, chữa bệnh theo các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả. Cùng với đó, tăng cường quán triệt, phổ biến các văn bản, quy định liên quan đến nâng cao nhận thức về văn hóa, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc, chuẩn mực ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ tại bệnh viện.

"Giám đốc Bệnh viện K khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung trên; kịp thời báo cáo về Cục Quản lý khám, chữa bệnh và cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện các hành vi tiêu cực hoặc các khó khăn, vướng mắc”, công văn nêu rõ.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền video của một người phụ nữ vừa nói vừa khóc nghẹn ngào cho biết, những bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện K cơ sở 2 (Tam Hiệp - Hà Nội), khi về đây đã là "bệnh viện cuối đời”. Cuộc sống của họ vốn đã rất khó khăn nhưng muốn được xạ trị nhanh, không phải chờ đợi cả tuần lễ thì mỗi lần phải kẹp 200.000 đồng vào giấy xạ trị, lót tay cho bác sĩ. Người phụ nữ cũng kêu gọi lãnh đạo Bộ Y tế vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng này.

Trước sự việc này, Bệnh viện K đã có thông tin tới báo chí. Tuy nhiên, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện thêm nhiều bức xúc về vấn đề này.

Một tài khoản cho biết, bố của anh đã từng điều trị tại Bệnh viện K3 Tân Triều và nay đã mất. Là người từng chăm sóc bố, người này cho hay, anh và nhiều người khác đều rơi vào cùng cảnh ngộ. Có những cán bộ y tế gây khó khăn để người bệnh phải bỏ ra đồng tiền cuối cùng, thậm chí là vay mượn để lo lót khi xạ trị.

"Bây giờ đi hỏi tất cả những người đi xạ trị ở Bệnh viện K3 Tân Triều xem, có phải họ đã từng bị gây khó dễ khi không kẹp tiền vào xạ trị hay không”, tài khoản này nói.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi.

Ngày 20/8, Bộ Y tế Argentina thông báo đã kích hoạt tình trạng khẩn cấp sau khi phát hiện một thủy thủ trên tàu vận tải Ina-Lotte mang cờ Liberia đến từ Brazil có triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ (mpox).

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) cho biết, Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và các quốc gia thành viên khác sẽ bắt đầu tiêm vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ trong vài ngày tới.

Phun hóa chất là giải pháp tốt nhất phòng, chống ổ dịch sốt xuất huyết.

Tại tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay có 31 ca mắc sốt xuất huyết, số mắc ho gà tăng 7 lần so với năm 2023. Ngành y tế tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động để chủ động phòng, chống hai bệnh trên trong bối cảnh các địa phương trong cả nước đang gia tăng cả về số mắc và diễn tiến bệnh nặng.

Ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng

Khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý uống thuốc và truyền dịch tại nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục