Bộ Y tế đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2025 | 8:11:24 AM

Trong dự thảo Luật Dân số trình Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cục Dân số (Bộ Y tế) đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số và dự thảo Luật Dân số.

Trong dự thảo Luật Dân số phiên bản mới nhất có đề xuất gồm các nhóm chính sách liên quan mục tiêu duy trì mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số...

Theo ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), so với dự thảo từng được đưa ra lấy ý kiến hồi tháng 9/2024, dự thảo Luật Dân số lần này vẫn dự kiến trao quyền quyết định cho các cặp vợ chồng và cá nhân trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.

Điểm khác biệt là dự thảo lần này đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng.

Cùng đó, tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội.

Theo quy định hiện hành về thời gian hưởng chế độ khi sinh con, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo Bộ Y tế, trong 3 năm gần đây, 2022-2024, mức sinh bắt đầu có dấu hiệu giảm nhanh, năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ, mức thấp nhất được ghi nhận trong lịch sử. Bộ Y tế dự báo mức sinh của Việt Nam tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hệ lụy của mức sinh thấp kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt lực lượng lao động, suy giảm quy mô dân số, đẩy nhanh già hóa dân số, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội.

Giáo sư Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Đại học Kinh tế quốc dân nhấn mạnh, việc sinh con không chỉ mang lại lợi ích cho cặp vợ chồng, cho gia đình mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, "là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” thì đương nhiên, việc nuôi dạy trẻ em không thể chỉ là trách nhiệm của gia đình. Đặc biệt là khi "chi phí nuôi dạy con” ngày càng lớn so với thu nhập của vợ chồng trẻ.

Vì vậy, nhà nước, gia đình và xã hội cần "chung tay nuôi, dạy trẻ”, cần đa dạng hóa các hình thức chia sẻ "chi phí nuôi, dạy con” với các cặp vợ chồng, như: Trợ cấp một lần, trợ cấp hằng năm; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn, giảm nghĩa vụ đóng góp trong cộng đồng khi nuôi con nhỏ; miễn giảm học phí,…

Một trong những giải pháp mà Giáo sư Nguyễn Đình Cử đề xuất để khuyến khích các gia đình sinh đủ 2 con là đa dạng hóa chế độ nghỉ việc có lương khi mang thai, sinh đẻ, con ốm; cặp vợ chồng đang nuôi con nhỏ cần được hưởng chế độ làm việc linh hoạt, như: Giảm giờ làm, đi muộn, về sớm; nghỉ không lương, làm việc tại nhà,…

"Tại Hàn Quốc, lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ thai sản 90 ngày; lao động nam có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ nghỉ phép 10 ngày. Thời gian nghỉ chăm con lên tới 1 năm cho cả lao động nam và nữ. Người lao động có thể chọn thời điểm thích hợp để nghỉ chăm sóc con cho đến trước khi con cái họ lên 8 tuổi", Giáo sư Nguyễn Đình Cử chia sẻ.

Theo ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số, đề xuất kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 lên 7 tháng cho lao động nữ khi sinh con thứ 2 được xem là giải pháp khuyến khích của nhà nước để người dân sinh đủ 2 con.

(Theo NDO)

Các tin khác
Ngành y tế tỉnh Yên Bái tích cực triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đẩy mạnh triển khai, ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong khám, chữa bệnh, góp phần quan trọng giảm tải cho tuyến trên; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thụ hưởng dịch vụ chất lượng cao ngay tại tuyến cơ sở.

Chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện sớm những khuyết tật và một số bệnh lý ở trẻ, tư vấn kế hoạch can thiệp, điều trị phù hợp đối với trẻ bị khuyết tật.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đang phối hợp với các Trung tâm Y tế huyện khám sàng lọc, điều trị cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025 trong thời gian từ ngày 10 - 14/3.

7 dấu hiệu cảnh báo suy giảm miễn dịch.

Người bị suy giảm hệ miễn dịch có thể hay cáu gắt, mệt mỏi, mắc bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng thường xuyên.

Đây là phát hiện mới của nhóm nghiên cứu chung từ Viện Công nghệ Tiên tiến Thâm Quyến (SIAT) và Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe Thượng Hải, Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục