75% doanh nghiệp Yên Bái đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2022 | 8:06:46 AM

YênBái - Với quyết tâm cao độ, đến ngày 23/5/2022 - sau hơn 1 tháng triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT), đã có trên 2.500/3.322 tổ chức, doanh nghiệp (DN), hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đăng ký thành công sử dụng HĐĐT, chiếm hơn 75% số DN phải thực hiện HĐĐT. Cục Thuế tỉnh phấn đấu đến 31/5 đạt 90% và đến 30/6/2022 hoàn thành triển khai HĐĐT.

Cán bộ Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh hướng dẫn doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử qua phương thức điện tử.
Cán bộ Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế tỉnh hướng dẫn doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử qua phương thức điện tử.

Ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết, ngay sau khi có Quyết định số 206/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc triển khai áp dụng hóa HĐĐT giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ ngày 1/4/2022, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai áp dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh, tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai HĐĐT với thành phần là đại diện các sở, ban, ngành liên quan. 

Đồng thời, Cục thuế cũng đã thành lập Trung tâm Điều hành HĐĐT tại Cục và các tổ triển khai HĐĐT tại các chi cục hoạt động 24/7 để kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế (NNT) xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh. 

Với tinh thần quyết tâm cao độ, đến ngày 23/5, sau hơn 1 tháng triển khai HĐĐT, đã có hơn 2.500 tổ chức, DN, hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký thành công sử dụng HĐĐT, chiếm hơn 75% tổ chức, DN, hộ cá nhân kinh doanh đủ điều kiện thực hiện hóa đơn điện tử.

Trao đổi với lãnh đạo Cục Thuế tỉnh được biết, bên cạnh những kết quả đạt được ấn tượng như trên, quá trình triển khai HĐĐT vẫn có những khó khăn như đối với các tổ chức, DN bên cạnh việc có đội ngũ nhân lực đảm bảo về trình độ chuyên môn để am hiểu và vận hành HĐĐT thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phải đáp ứng những yêu cầu nhất định, bao gồm hệ thống quy trình từ khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ, sửa đổi và quản lý tự động trên môi trường Internet thay thế cho quy trình tạo lập thủ công trước đây. 

Tuy nhiên, đối với các DN vừa và nhỏ, hộ, cá nhân kinh doanh lại có nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, con người. Đây là lý do khiến một số DN vừa và nhỏ, hộ cá nhân nộp thuế theo phương pháp kê khai vẫn còn chậm triển khai HĐĐT; trong khi đó, trên địa bàn tỉnh, số DN vừa và nhỏ, đặc biệt siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. 

Cùng với đó, tâm lý ngại thay đổi của một số nhà quản lý DN vừa và nhỏ là rào cản lớn. Chính tâm lý này, dẫn đến hệ quả là chậm tiếp cận công nghệ. Mặc dù đã biết những ưu điểm của HĐĐT, nhưng do nhu cầu sử dụng hóa đơn không nhiều cùng với tâm lý ngại thay đổi, ứng dụng cái mới, dẫn đến một số DN còn chần chừ trong việc triển khai. 

Thói quen sử dụng hóa đơn giấy đã ăn sâu vào tiềm thức của đại bộ phận các tổ chức, DN, cá nhân, và cả các cơ quan nhà nước. Có không ít trường hợp tổ chức, DN khi xuất HĐĐT phải giải thích cho người mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ biết về hình thức, giá trị pháp lý, cách thức truyền nhận HĐĐT. Một số DN đặc thù như: có nhiều chi nhánh, địa điểm kinh doanh… cần thời gian đồng bộ cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, dẫn đến chậm trong quá trình chuyển đổi. 

Ngoài ra, một số đơn vị sử dụng tem, vé, thẻ để thu phí lưu động cần có giải pháp HĐĐT riêng để phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh.

Với nhiều nỗ lực trong việc triển khai HĐĐT Cục Thuế tỉnh đang phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên toàn địa bàn, để giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách hành chính và bước đầu cho nền móng số hóa trong thời kỳ hội nhập.

Quang Thiều

Tags Yên Bái doanh nghiệp hóa đơn điện tử cải cách hành chính chuyển đổi số

Các tin khác
Ngoài xu hướng chuyển đổi số bắt buộc, các báo còn phải chủ động trong việc thu thập dữ liệu của độc giả bởi có được mối quan hệ với độc giả, hiểu được độc giả thì phần thắng trong cuộc cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội ít nhất đã là 50%.

Hình ảnh “cậu bé ném báo vào từng gia đình” để biết được gia đình đó sống ở đâu, có mấy người con, khả năng thu nhập như thế nào… được nhà báo Lê Quốc Minh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân dân, ví von hàm ý nhấn mạnh về việc nắm giữ dữ liệu người dùng đối với mỗi tờ báo giờ đây là vô cùng quan trọng...

Chụp ảnh check in sống ảo, quảng bá trên các nền tảng xã hội đang là xu hướng trong hoạt động kích thích nhu cầu đi du lịch.

Tổng cục Du lịch nhận định có 4 xu hướng chính trong chuyển đổi số du lịch. Hiện ngành du lịch đang nắm bắt cơ hội chuyển đổi số để phục hồi và phát triển.

Đến nay, tất cả các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử.

UBND tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các hộ hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Quang cảnh Hội nghị

Ngày 27/5, UBND huyện Văn Yên phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, VNPT Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn về triển khai xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử; số hóa thành phần hồ sơ; sử dụng chữ ký số và một số công tác xây dựng chính quyền số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục