Nghĩa Lộ: Chuyển đổi số "kéo gần" tiện ích cho người dân

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/12/2022 | 7:37:33 AM

YênBái - Chị Nguyễn Thị Phương ở phường Trung Tâm cho biết: "Người dân ngày càng quen dần với việc đi khám chữa bệnh, mua sắm, nộp thuế, nộp tiền điện… mà không cần dùng tiền mặt. Thị xã ngày càng có nhiều dịch vụ giúp chúng tôi được thụ hưởng các tiện ích trong sinh hoạt thường ngày”.

Tiểu thương thị xã Nghĩa Lộ sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động giao dịch mua bán với khách hàng.
Tiểu thương thị xã Nghĩa Lộ sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động giao dịch mua bán với khách hàng.

Tháng 5/2022, Nghĩa Lộ khai trương Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thị xã và trở thành địa phương thứ 2 của tỉnh khai trương trung tâm điều hành, sau thành phố Yên Bái. 

Trung tâm Điều hành đô thị thông minh thị xã là một trong những thành phần quan trọng của cơ sở hạ tầng CĐS của Nghĩa Lộ, góp phần hình thành nền hành chính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng như đẩy nhanh mục tiêu CĐS trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. 

Tất cả 14/14 xã, phường của thị xã đã được đầu tư thiết bị họp trực tuyến và đã ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản, điều hành Voffice; cán bộ, công chức xã, phường được cấp thư điện tử công vụ... 

Đối với việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), Hội thảo CĐS về chuyên đề phát triển các hình thức TTKDTM trên địa bàn do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức với mục tiêu được xác định là tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán điện tử, TTKDTM, đưa việc sử dụng các phương tiện TTKDTM thành thói quen của người dân khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, giảm chi phí liên quan đến tiền mặt; ứng dụng mạnh mẽ các nền tảng số và phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ TTKDTM, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân. 

Đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động TTKDTM, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán điện tử.

Thị xã đã tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu như: tăng cường sự lãnh đạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, xã, phường; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; phát triển các nền tảng số TTKDTM; tạo thói quen thanh toán điện tử; chú trọng bảo vệ người tiêu dùng… 

Các tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn, bản, tổ dân phố được thành lập đã góp phần thúc đẩy quá trình CĐS trong cộng đồng dân cư. Nhiều ứng dụng công nghệ số như không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng được người dân từng bước áp dụng rộng rãi. 

Điện lực Nghĩa Lộ đã cơ bản hoàn thành CĐS ở 4 lĩnh vực: tài chính kế toán, kỹ thuật, kinh doanh, an toàn. 100% cán bộ lãnh đạo của đơn vị được cấp chữ ký số; lưu trữ dữ liệu hồ sơ điện tử đạt 100%; 100% cuộc họp không sử dụng giấy tờ. Đơn vị đã lắp đặt 45.131 công tơ điện tử đo xa; thực hiện CĐS 100% hợp đồng mua bán điện; tỷ lệ cung cấp dịch vụ điện theo phương thức điện tử đạt 100%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 60,49%, trong đó tỷ lệ khách hàng thực hiện trích nợ tự động đạt 9,83%. 

Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý số liệu chuyên môn. Bệnh viện triển khai Phần mềm quản lý khám, chữa bệnh; áp dụng lấy số tự động, gọi người bệnh tự động…, giúp người bệnh tự theo dõi thứ tự khám, tạo thuận lợi tối đa cho y bác sĩ, hạn chế sai sót trong quá trình thăm khám, trả kết quả cho bệnh nhân. 

Chị Nguyễn Thị Phương ở phường Trung Tâm cho biết: "Người dân ngày càng quen dần với việc đi khám chữa bệnh, mua sắm, nộp thuế, nộp tiền điện… mà không cần dùng tiền mặt. Thị xã ngày càng có nhiều dịch vụ giúp chúng tôi được thụ hưởng các tiện ích trong sinh hoạt thường ngày”. 

Quyết tâm thực hiện mục tiêu CĐS bằng các giải pháp đồng bộ, thị xã Nghĩa Lộ không ngừng nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hiệu quả cao nhất, ý nghĩa nhất, thiết thực nhất của quá trình CĐS chính là mang lại sự hài lòng nhất cho người dân, cho doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân.

Giai đoạn 2022 - 2025, thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu 100% hóa đơn, biên lai thu phí, lệ phí được thanh toán điện tử; trên 50% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện TTKDTM qua các kênh thanh toán điện tử đạt 50% trở lên; 100% giao dịch nộp thuế, cơ sở giáo dục, bệnh viện nhận thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt; 80% người dùng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn thị xã được chi trả thông qua phương thức TTKDTM; 50% bệnh nhân chi trả viện phí, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, tiểu thương buôn bán tại trung tâm chợ sử dụng các nền tảng TTKDTM.

Nguyễn Thơm

Tags Nghĩa Lộ chuyển đổi số Nghị quyết số 51/NQ-TU đô thị thông minh chính quyền số kinh tế số xã hội số

Các tin khác

Sáng 28/12, huyện Văn Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và tổng kết công tác CĐS năm 2022.

Chuyển đổi số đặt ra điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh online phải nhanh chóng thay đổi tư duy, chiến lược, cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trước những khó khăn đầy thách thức đó, để đảm bảo gia tăng doanh thu bán hàng và tối ưu chi phí, việc sử dụng phần mềm MKT - công cụ hỗ trợ quá trình marketing, tiếp thị quảng cáo sản phẩm là một lựa chọn phù hợp khi tất cả đang loay hoay tìm giải pháp trong thời kỳ “cá nhanh nuốt cá chậm”.

Người dân được khám sức khỏe tại Trạm Y tế xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Đổi mới phương thức hoạt động trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho nhân dân, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Văn Yên đã xây dựng hệ thống bản đồ điện tử cơ sở y tế và nhân viên y tế. Sau thời gian triển khai, hệ thống đã chứng tỏ tính hiệu quả.

Người dân thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên tạo các tài khoản giao dịch trực truyến.

Năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định là năm tổng tấn công về chuyển đổi số (CĐS). Vì vậy, từ tỉnh đến cơ sở có nhiều hoạt động thiết thực để cụ thể hóa các chủ trương, nhiệm vụ công tác CĐS, lan tỏa thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục