Kinh nghiệm trong chuyển đổi số ở đơn vị chủ lực ở Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/2/2023 | 11:02:29 AM

YênBái - Xác định chuyển đổi số (CĐS) là 1 trong 3 nhiệm vụ chính trị trọng tâm bên cạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư, thời gian qua tỉnh, Yên Bái đẩy mạnh CĐS theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể và là động lực, triển khai toàn dân và toàn diện.

Người dân thôn Khe Bành, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên được hướng dẫn sử dụng các tiện ích thông minh trên điện thoại.
Người dân thôn Khe Bành, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên được hướng dẫn sử dụng các tiện ích thông minh trên điện thoại.


Nghị quyết chuyên đề số 51-NQ/TU, ngày 22/7/2021 về CĐS tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu là đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước hoàn thành CĐS đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phấn đấu thứ hạng của Yên Bái vào nhóm 30/63 tỉnh, thành phố của cả nước về CĐS... Đến năm 2030, thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới... 

Để đạt được mục tiêu này, đến nay tỉnh Yên Bái đã cơ bản hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý cho CĐS. Năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành 35 văn bản về CĐS, tạo lập được "con đường đi” về chuyển đổi số cho tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo. 

Tuy Yên Bái hiện còn "đi sau” so với các tỉnh, thành khác về CĐS, nhưng cơ chế, chính sách về CĐS đã "đuổi kịp, tiến cùng”, thậm chí có những chính sách đi trước, đi đầu cả nước như: Nghị quyết số 60/2022/NQ - HĐND ngày 09/12/2022 quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ CĐS trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025. 

Tại Hội nghị trực tuyến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về CĐS vào tháng 3/2022 đã phát đi thông điệp của người đứng đầu tỉnh và của cả hệ thống chính trị vào cuộc CĐS. 

Trong năm 2022, đã có 100% cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý và 40% cán bộ, công chức trên toàn tỉnh đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về CĐS. Cùng với sự vào cuộc của hơn 10.000 thành viên thuộc 1.356 tổ CĐS cộng đồng cấp thôn, CĐS đã thực sự đến từng ngõ, từng nhà và ai ai, đâu đâu cũng được nghe, được biết về CĐS. 

Cùng với đó, tỉnh Yên Bái đã từng bước đưa nhận thức về CĐS thành hành động cụ thể theo cách làm riêng của Yên Bái: Năm 2022, Yên Bái xác định được 8 mô hình CĐS, hoàn thành thí điểm và từng bước nhân rộng. 

Thông qua các mô hình CĐS, cán bộ, đảng viên và người dân đã biến CĐS từ chỗ "mù mờ” thành một việc: "hiểu được” nghĩa là có các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; "thấy được” nghĩa là có cách làm, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng; "sờ được” nghĩa là kết quả được đo đếm dựa trên số liệu từ hệ thống. Đây là cách làm "3 được” về CĐS của Yên Bái. 

Với kết quả đạt được vượt bậc trong CĐS của năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông được Tỉnh ủy ghi nhận, khen thưởng mức 8 - mức khen thưởng cao trong thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy.

Ông Hoàng Minh Tiến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái chia sẻ: Bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Sở TT&TT trong năm 2022 là nguyên tắc 80/20: Đây là nguyên tắc Pareto trong công việc, nghĩa là tập trung 80% nguồn lực vào 20% các nhiệm vụ quan trọng nhất. Kế hoạch công việc được lập hàng tháng theo nguyên tắc 5-rõ: rõ nội dung công việc, rõ người chủ trì, rõ thời hạn hoàn thành, rõ kết quả đầu ra và rõ nguồn lực cần thiết. 

Không ai đứng ngoài cuộc tham mưu, triển khai CĐS, trong năm 2022, Sở đã thành lập 8 nhóm công tác về CĐS, tương ứng với 8 mô hình CĐS, qua đó đã huy động 100% cán bộ, công chức tất cả các đơn vị trực thuộc tham gia, tăng nguồn lực CĐS gấp 4 lần so với năm 2021. 

Hàng tháng chọn 1 cá nhân, hàng quý chọn một tập thể nhỏ xuất sắc nhất để tôn vinh, qua đó đã tạo hiệu ứng thi đua sôi nổi trong nội bộ, cuối năm có giải lớn tập thể và chuyên viên của năm. Năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ có nhiều việc hơn, cần nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo hơn để đáp ứng với yêu cầu công việc ngày càng cao. 

Trước mắt, Sở TT&TT phấn đấu hoàn thành xuất sắc 6 nhiệm vụ của cơ quan, 5 nhiệm vụ chung của Khối thi đua các cơ quan văn hóa - xã hội đã được giao tại Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/ 2022 của Tỉnh ủy Yên Bái.

Có thể nói, CĐS ở Yên Bái là minh chứng rõ nét về quyết tâm chính trị, sự tích cực, chủ động, mạnh dạn, tìm hướng đi cho những việc làm mới, khó với những quyết sách táo bạo và đầy tính thuyết phục của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. 

 Quang Thiều

Tags chuyển đổi số đơn vị người dân doanh nghiệp toàn diện

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục