Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) từ tế bào não người

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/3/2023 | 2:31:40 PM

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất ý tưởng phát triển một loại trí tuệ nhân tạo (AI) mới dựa trên chất liệu là tế bào não người.

Bộ não con người có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte thông tin, gấp khoảng 1.000 lần bộ nhớ của máy tính. Ảnh minh họa
Bộ não con người có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte thông tin, gấp khoảng 1.000 lần bộ nhớ của máy tính. Ảnh minh họa

Dự án này sẽ được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland phối hợp với nhiều nhà khoa học khác trên thế giới.

Trình bày ý tưởng trên tạp chí Frontiers của Thụy Sĩ, các nhà khoa học cho biết họ sẽ sử dụng "organoid” - mô 3D cực nhỏ nuôi cấy từ tế bào não người – để tái tạo các chức năng của não như học tập và trí nhớ, đồng thời có thể hình thành nhiều kết nối vượt trôi hơn những gì mà chip máy tính tốt nhất hiện nay có thể thực hiện.

"Tầm nhìn của trí tuệ organoid (OI) là sử dụng sức mạnh của hệ thống sinh học để thúc đẩy lĩnh vực khoa học sống, kỹ thuật sinh học và khoa học máy tính”, Lena Smirnova, một trong các tác giả của bài viết, phát biểu trước truyền thông.

"Nếu chúng ta xem xét hiệu quả hoạt động của bộ não con người trong việc xử lý thông tin, học tập… thì việc thiết lập mô hình để có một hệ thống hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn so với trí tuệ nhân tạo hiện tại sẽ thú vị hơn nhiều”, nữ nghiên cứu giải thích.

Nghiên cứu của các nhà khoa học trường Johns Hopkins cho thấy bộ não con người có thể lưu trữ khoảng 2.500 terabyte thông tin, gấp khoảng 1.000 lần bộ nhớ của máy tính xách tay MacBook Air đời mới nhất. Theo một nghiên cứu trước đây, bộ não con người cũng tiết kiệm năng lượng hơn rất nhiều so với các bảng mạch, chỉ cần năng lượng đủ để chạy một bóng đèn cũng có lưu trữ một lượng thông tin tương đương với toàn bộ mạng Internet.

Để so sánh, chip máy tính cần sản lượng điện có giá trị bằng một nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành nhiệm vụ tương tự.

AI đã trở thành một chủ đề nổi bật trong những tháng gần đây khi một số công ty công nghệ đã ra mắt các chức năng tìm kiếm tương tác có sự hỗ trợ của AI. Tuy nhiên, nhiều người dùng đã nhanh chóng tìm ra lỗi của hệ thống, bao gồm chưa hiểu được các sắc thái tương tác của con người, cũng như một số thành kiến ​​do các lập trình viên đưa sẵn vào hệ thống.

AI cũng đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh quốc tế, với việc chính phủ Mỹ và Trung Quốc gấp rút hỗ trợ ngành công nghiệp AI đang phát triển của mình. Công nghệ này mở ra nhiều hứa hẹn, từ lĩnh vực y tế đến các ứng dụng quân sự. Những lo ngại rằng lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc có thể vượt xa đã khiến Washington trừng phạt các công ty Trung Quốc.

Phát biểu trước Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đảng thúc đẩy giáo dục khoa học và kỹ thuật sâu rộng trong chương trình giảng dạy ở trường học dành cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp Trung Quốc sở hữu lợi thế trên trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục