Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái nỗ lực thành trường học số

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/9/2023 | 2:29:55 PM

YênBái - Là 1 trong 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Yên Bái, thời gian qua, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học tại trường, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã góp phần tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã góp phần tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Có mặt tại Khoa Công nghệ ô tô - khoa được coi là "hot” nhất của Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái hiện nay khi các em đang được học sửa chữa, lắp ráp ô tô qua phần mềm mô phỏng trên máy tính trước khi thực hành mới thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học đã mang lại hiệu quả như thế nào. 

Giảng viên Đỗ Ngọc Thịnh - Trưởng Khoa Công nghệ ô tô cho hay: "Để đáp ứng sự phát triển của công nghệ cũng như chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, Khoa Công nghệ ô tô được nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện từ trang thiết bị máy móc hiện đại và đầu tư các thiết bị mới cũng như các phần mềm mô phỏng, trong đó có phần mềm mô phỏng quản lý xưởng công nghệ ô tô. Qua phần mềm này, các học sinh sẽ được học trên các phần mềm mô phỏng trước rồi thực hành thành thạo trên máy tính rồi mới đến phần thực hành thực tế. Sử dụng phần mềm mô phỏng trong học tập giúp các em không bỡ ngỡ khi áp dụng vào thực tế nên các em rất hứng thú học tập”. 

Trong công tác quản lý đào tạo, nhà trường đưa phần mềm quản lý đào tạo, quản lý từ khâu tuyển sinh, quản lý học sinh, quản lý điểm và kết quả học tập của người học vào áp dụng. 

Cùng với đó, công tác chuyển đổi số đã hỗ trợ các bài giảng điện tử, bài giảng mô phỏng cùng công nghệ số áp dụng vào quá trình giảng dạy, học tập để cá học sinh dễ dàng nắm bắt, dễ dàng hình dung được quá trình, nguyên tắc hoạt động mà trước đây nếu chỉ giảng dạy lý thuyết thông thường thì khó năm bắt. Qua đó, giúp các học viên dễ nắm bắt bài học, hiểu sâu để có được kiến thức và kỹ năng tốt hơn. 

Hiện nay, hầu hết các khoa, phòng của Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đều được quan tâm triển khai áp dụng chuyển đổi số trong suốt quá trình giảng dạy, quản lý như sử dụng cabin điện tử trong đào tạo lái xe ô tô, sử dụng thư viện số, quản lý số và quản trị số, giúp giáo viên nâng cao tay nghề, kỹ năng đào tạo, giảng dạy, thu hút học viên tham gia học tập. 

Em Hoàng Thị Liếng - sinh viên lớp Cao đẳng kế toán doanh nghiệp chia sẻ: "Cùng với trang thiết bị hiện đại, các thầy cô đã tích cực giảng dạy cho chúng em bằng các phần mềm dễ nhớ, dễ hiểu thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó, em cảm thấy việc tiếp thu kiến thức trở nên sinh động và dễ dàng hơn. Đặc biệt, việc trang bị kiến thức số sẽ giúp cho chúng em nhanh nhẹn, có kiến  thức sâu nên cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều”.

Với 6 nghề trọng điểm về kỹ thuật và một số nghề về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, để đạt mục tiêu năm 2025, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trở thành trường học số theo chương trình chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh, Trườngsẽ không ngừng nâng cấp cơ sở trang thiết bị, cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Đồng chí Dương Vũ Thắng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái cho biết: "Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao công tác quản lý, đào tạo trên môi trường số, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, tạo đột phá về chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu về nguồn lao động của nền kinh tế số, xã hội số; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào tất cả hoạt động của trường; kết hợp hài hòa việc dạy và học trực tiếp tại trường với việc dùng các công nghệ, học liệu số, thiết bị, xây dựng xưởng thực hành ảo… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học và nhu cầu lao động của doanh nghiệp”.

Thanh Chi

Tags Yên Bái Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trường học số chuyển đổi số Khoa Công nghệ ô tô học sinh

Các tin khác
Cán bộ kỹ thuật VNPT Yên Bái lắp đặt sơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông phục vụ khách hàng.

Xóa vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) triển khai nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số. Để làm rõ hơn về công tác này trên địa bàn tỉnh, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Trần Hùng - Phó Giám đốc Sở TT&TT.

Toàn cảnh Hội nghị

Đảng ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về “Chuyển đổi số và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái năm 2023”.

Việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái là đơn vị được UBND tỉnh lựa chọn xây dựng, nhân rộng mô hình chuyển đổi số (CĐS) trong trường học năm học 2022 – 2023.

Cả nước đã có khoảng 40.000 hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến (ảnh minh họa).

Tính đến hết ngày 21-9, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận khoảng 42.000 hồ sơ đổi giấy phép lái xe.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục