Lần đầu tiên thực hiện kỹ thuật mở cơ qua nội soi đường miệng cho bệnh nhân bị co thắt tâm vị

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/1/2019 | 9:03:47 AM

Sáng 24-1, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thông tin vừa thực hiện thành công kỹ thuật mở cơ qua nội soi đường miệng (peroral endoscopic myotomy - POEM) cho 3 người bệnh bị co thắt tâm vị. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước thực hiện kỹ thuật này.

Các bác sĩ đang tiến hành mở cơ qua nội soi đường miệng cho bệnh nhân bị co thắt tâm vị
Các bác sĩ đang tiến hành mở cơ qua nội soi đường miệng cho bệnh nhân bị co thắt tâm vị

Trường hợp điển hình là chị P.T., (36 tuổi, ngụ TPHCM). Hơn một năm nay, Chị T. bị nuốt nghẹn mức độ nghẹn tăng dần, nôn ói cả khi ăn cơm, uống nước và thường xuyên đau ngực sau xương ức. Thời gian đầu, nghĩ bệnh không có gì phức tạp nên chị chủ quan không điều trị.

Kết quả là chị gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến tình trạng sụt 2 ký và suy nhược cơ thể. Khi thấy tình trạng nuốt nghẹn và sụt cân xảy ra liên tục, chị đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược và được chẩn đoán bị co thắt tâm vị. Chị đã được ê kíp bác sĩ thực hiện thành công mở cơ tâm vị qua nội soi đường miệng (POEM) để điều trị bệnh lý này. Lần tái khám tiếp theo, Chị không còn nuốt nghẹn, đau ngực, viêm trào ngược dạ dày - thực quản. Chị đã có thể ăn uống bình thường, tăng cân, da dẻ hồng hào, tinh thần lạc quan.

Theo TS.BS Lê Quang Nhân – Trưởng Khoa Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, co thắt tâm vị là một bệnh lý có tắc nghẽn đường thoát của thực quản liên quan đến tình trạng rối loạn vận động thực quản, khiến người bệnh gặp khó khăn về tiêu hóa. Cơ tâm vị nằm ở 1/3 dưới của thực quản, nơi tiếp giáp giữa thực quản với dạ dày. Khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày, cơ tâm vị sẽ mở ra cho thức ăn đi qua. Sau đó, cơ tâm vị sẽ đóng lại để thức ăn không bị trào ngược trở lại.

Triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh thỉnh thoảng có cảm giác nặng ngực do bị viêm trào ngược dạ dày - thực quản, nuốt nghẹn với cả thức ăn đặc và lỏng, sau đó nuốt nghẹn tăng dần kèm theo nôn ói sau ăn uống.

Người bệnh thường phải đứng hoặc ngồi nhiều giờ sau ăn để tránh tình trạng trên do thức ăn không thể đi xuống dạ dày như bình thường được. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm mất sức lao động và sụt cân.

"Đến nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây co thắt tâm vị. Đây là bệnh lý phổ biến ở cả nam lẫn nữ đang có rối loạn lo âu. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Trước đây, co thắt tâm vị được điều trị bằng 2 phương pháp là nội soi nong tâm vị bằng bóng hoặc phẫu thuật Heller mở cơ tâm vị. Hạn chế của những phương pháp này là nguy cơ gây ra biến chứng” - bác sĩ Lê Quang Nhân thông tin.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (đứng giữa) kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án

Trong năm qua, Sở Khao học-Công nghệ Yên Bái đã tập trung chỉ đạo, thực hiện trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành đạt những kết quả nổi bật.

Thí nghiệm của nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê, vốn vấp phải sự phản đối kịch liệt của dư luận trong và ngoài nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp mặt

Chiều 21/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt nhóm kỹ sư, các nhà khoa học trẻ, những người đã chế tạo thành công vệ tinh MicroDragon, một bước tiến quan trọng đưa Việt Nam trở thành một quốc gia nằm trong top đầu của khu vực về công nghệ vệ tinh.

Vệ tinh MicroDragon được tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản đưa vào vũ trụ

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, vào lúc 8 giờ 55 phút (giờ Hà Nội) ngày 18-1, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục