Thông tin được công bố trên tạp trí Natrue Genetics mới đây. Giáo sư Julie Williams, Giám đốc trung tâm Viện nghiên cứu chứng mất trí nhớ, Đại học Cardiff (Anh), cho biết: "Đây là nghiên cứu mang tính bước ngoặt về bệnh Alzheimer".
Bà cho biết thêm: "Không chỉ thói quen sống ảnh hưởng đến bệnh Alzheimer, 60-80% nguy cơ mắc bệnh là do di truyền nên chúng ta cần tìm kiếm nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị cần thiết".
Nghiên cứu phân tích bộ gene của 111.326 người được chẩn đoán mắc Alzheimer và so sánh với 677.663 trường hợp khỏe mạnh khác. Bộ gene được cung cấp bởi các phòng khám ở Argentina, Asutralia, Brazil, Canada, Iceland, Nigeria, New Zealand, Anh, Mỹ,...
Nghiên cứu đã xác định 75 gene có liên quan việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 33 trong số đó đã được đã được tìm thấy trước đây đồng thời khẳng định về vai trò của Amyloid beta (peptide của 36-43 axit amin liên quan cơ bản bệnh Alzheimer) và protein Tau.
Một số gene có liên quan chất điều chỉnh miễn dịch LUBAC cơ thể cần để kích hoạt gene và ngăn ngừa chết tế bào. Nghiên cứu cũng phát hiện microglia, các tế bào miễn dịch trong não có nhiệm vụ dọn sạch các tế bào thần kinh bị tổn thương, đóng vai trò quan trọng ở những người được chẩn đoán mắc Alzheimer.
Theo TS Williams, một số gene có thể khiến microglia kém hiệu quả hơn, "có thể đẩy nhanh bệnh”.
TS Isaacson, Giám đốc Phòng khám Phòng chống bệnh Alzheimer thuộc Trung tâm Sức khỏe não Đại học Y Schmidt, Đại học Florida Atlantic nói: "Nghiên cứu đã tìm thấy các tương tác gene phức tạp khác, nó cho thấy Alzheimer là một bệnh đa yếu tố, được tạo thành từ các bệnh lý khác nhau và mỗi người có triệu chứng riêng của họ".
Tara Spires-Jones, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học Não Khám phá Đại học Edinburgh, Scotlen, cho biết: "Để có thể hiểu rõ hơn về nguy cơ di truyền của căn bệnh này, các nhà khoa học cần phải xác định và nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai. Các tác giả nghiên cứu cũng đã phát triển một hệ thống tính điểm mới để dự đoán nguy cơ mắc bệnh Alzheimer".
(Theo Zing)