Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị xương thủy tinh

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/9/2022 | 2:53:12 PM

Ngày 22-9, Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn cho biết, vừa phẫu thuật cho bệnh nhân biến dạng cẳng chân do bệnh lý tạo xương bất toàn chân phải (hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh, bệnh giòn xương).

BS.CKII Nguyễn Thành Tâm và ê kíp phẫu thuật cho em L.
BS.CKII Nguyễn Thành Tâm và ê kíp phẫu thuật cho em L.

Trước đó, trên chuyến thiện nguyện mang yêu thương đến vùng sâu, vùng xa của các bạn trẻ trong Nhóm Bạn - nhóm tổ chức phát quà, bánh kẹo, quần áo cũ ngay sân nhà của em  L. (dân tộc Mông) và vô tình phát hiện ra hoàn cảnh của em.

Em Sùng Seo L. là con út trong gia đình có 8 anh chị em. Cha mẹ L. năm nay 57 tuổi. Hiện tại em L. đang học lớp 3, tháng 2-2022 em bị gãy chân, gia đình không có điều kiện điều trị nên cho em ở nhà.

Người nhà cho biết, ngay sau khi chào đời, 2 chân của L. không cử động được, 1 tháng sau đó thì chân em bắt đầu cử động nhưng em khóc rất nhiều. Lúc em biết đi thì 2 cẳng chân liên tục bị gãy, biến dạng. Em L. đã được mổ xương đùi phải cách đây 3 năm.

Tại bệnh viện, sau quá trình khám và thực hiện các cận lâm sàng, em L. được chẩn đoán "Biến dạng cẳng chân do bệnh lý tạo xương bất toàn chân phải” (hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh, bệnh giòn xương).


Chân của em L. trước và sau phẫu thuật.

Theo BSCKII Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn, trẻ em mắc bệnh lý tạo xương bất toàn bẩm sinh từ trong bụng mẹ, liên quan đến nhiễm sắc thể, vì vậy xương của trẻ rất mong manh, dễ gãy.

Gãy xương ở bệnh nhi xương thủy tinh là một dạng gãy xương đặc biệt, không thể điều trị và phẫu thuật như gãy xương thông thường. Trường hợp của em L. khá phức tạp vì xương cẳng chân bị cong, biến dạng nghiêm trọng, gãy nhiều lần. Sau phẫu thuật, em L. đã được xuất viện.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Thiết bị điện tử gắn trên lưng gián. Ảnh: Reuters

Trong trường hợp một trận động đất lớn xảy ra và có người mắc kẹt dưới lớp đất đá sụp đổ, một bầy gián lai robot ắt hẳn sẽ là lực lượng phản ứng hiệu quả trong việc xác định vị trí các nạn nhân.

Người đàn ông tháo khẩu trang để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện các bệnh đường hô hấp, gồm cả COVID-19 và cúm.

Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm”.

Từ năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Yên Bái đã triển khai thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm” với mục tiêu sẽ cung cấp luận chứng, thông tin khoa học quý giá cho nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất nấm ĐTHT.

Chiếc ngà khi vừa được khai quật - Ảnh: IAA

Các nhà khảo cổ Israel vừa khai quật được một chiếc ngà không tưởng dài đến 2,5 m thuộc về siêu quái vật 500.000 năm tuổi, tuy đã tuyệt chủng nhưng để lại những đứa "cháu họ" khổng lồ ngày nay vẫn đang lang thang khắp Trái Đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục