Phát hiện bong bóng khí nóng quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/9/2022 | 10:04:27 AM

Kính thiên văn ALMA trên dãy núi Andes của Chile đã phát hiện một vài điều "thực sự khó hiểu" liên quan tới siêu hố đen Sagittarius A* ở trung tâm của Dải Ngân hà, cách Trái Đất 27.000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học phát hiện bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà với vận tốc chóng mặt.
Các nhà khoa học phát hiện bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà với vận tốc chóng mặt.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí "Astronomy and Astrophysics" ngày 22/9, các nhà thiên văn học cho biết họ vừa phát hiện một bong bóng khí nóng quay quanh hố đen ở trung tâm Dải Ngân hà với vận tốc chóng mặt.

Nhà vật lý thiên văn Maciek Wielgus tại Viện Thiên văn vô tuyến Max Planck (Đức), tác giả nghiên cứu, nêu rõ kính thiên văn vô tuyến ALMA trên dãy núi Andes của Chile đã phát hiện một vài điều "thực sự khó hiểu" liên quan tới siêu hố đen Sagittarius* ở trung tâm của Dải Ngân hà, cách Trái Đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.

Chỉ vài phút trước khi ALMA bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu vô tuyến, kính thiên văn không gian Chandra đã nhận thấy các tia X tăng đột biến.

Vụ nổ năng lượng này đã tạo ra một bong bóng khí nóng quanh xung quanh hố đen. Bong bóng khí - còn được gọi là một điểm nóng - có quỹ đạo tương tự như quỹ đạo của sao Thủy quay xung quanh Mặt Trời.

Tuy nhiên, trong khi Sao Thủy quay quanh Mặt Trời một vòng hết 88 ngày (trên Trái Đất) thì chu kỳ quay của bong bóng khí này chỉ trong vòng 70 phút. Điều đó đồng nghĩa nó di chuyển với vận tốc tương ứng khoảng 30% vận tốc ánh sáng.

Các nhà thiên văn học cho biết bong bóng nói trên chỉ tồn tại trong khoảng một vài giờ. Tuy nhiên, họ hy vọng phát hiện này sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách thức hoạt động của những "quái vật" thiên hà không thể quan sát được với vận tốc cực lớn như vậy.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
BS.CKII Nguyễn Thành Tâm và ê kíp phẫu thuật cho em L.

Ngày 22-9, Bệnh viện Quốc tế Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn cho biết, vừa phẫu thuật cho bệnh nhân biến dạng cẳng chân do bệnh lý tạo xương bất toàn chân phải (hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh, bệnh giòn xương).

Thiết bị điện tử gắn trên lưng gián. Ảnh: Reuters

Trong trường hợp một trận động đất lớn xảy ra và có người mắc kẹt dưới lớp đất đá sụp đổ, một bầy gián lai robot ắt hẳn sẽ là lực lượng phản ứng hiệu quả trong việc xác định vị trí các nạn nhân.

Người đàn ông tháo khẩu trang để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện các bệnh đường hô hấp, gồm cả COVID-19 và cúm.

Đồng chí Vũ Xuân Hợi - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm ĐTHT Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm”.

Từ năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Yên Bái đã triển khai thực hiện nhiệm vụ "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) Cordyceps militaris trên giá thể nhộng tằm” với mục tiêu sẽ cung cấp luận chứng, thông tin khoa học quý giá cho nghiên cứu khoa học ứng dụng sản xuất nấm ĐTHT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục