Thành lập trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot tại Đà Nẵng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2022 | 2:47:52 PM

Trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, robot vừa thành lập tại Khu Công nghệ cao TP Đà Nẵng.

Trung tâm sẽ là nơi triển khai các hoạt động nghiên cứu các thế hệ Robot, Công nghệ trí tuệ nhân tạo, Thiết bị bay không người lái (Ảnh: Tâm An).
Trung tâm sẽ là nơi triển khai các hoạt động nghiên cứu các thế hệ Robot, Công nghệ trí tuệ nhân tạo, Thiết bị bay không người lái (Ảnh: Tâm An).

Dự án do Trường Đại học (ĐH) Bách khoa - ĐH Đà Nẵng phối hợp đối tác Nhật Bản triển khai, với số vốn đầu tư ban đầu 35 triệu USD, khoảng hơn 800 tỷ đồng.

Mục tiêu dự án nhằm Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ trong các lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ gồm các thế hệ Robot, Thiết bị bay không người lái, Thiết bị năng lượng Hydro, Thiết bị Nano, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Hệ thống lọc nước, Hệ thống tải điện không dây và Phát triển vật liệu mới.

Dự án cũng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Thiết bị y tế, Sản xuất mẫu (thử nghiệm) và Sản xuất thiết bị không người lái, Robot.

Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chia sẻ dự án tập trung nghiên cứu, phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao, chất lượng cao rất phù hợp với ưu tiên của thành phố cho những dự án ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phó Chủ tịch Đà Nẵng tin tưởng kết quả hợp tác của các bên triển khai dự án sẽ góp phần vào phát triển của doanh nghiệp, nhà trường và thành phố Đà Nẵng.
(Theo Dân trí)

Các tin khác
Virus có từ 48.500 năm trước lây nhiễm vào các cơ quan đơn bào

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa hồi sinh thành công một virus, được cho là virus lâu đời nhất từng được hồi sinh.

Anh John McFall, phi hành gia khuyết tật đầu tiên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Phi hành gia người Anh này là bác sĩ kiêm vận động viên khuyết tật Paralympic

Lần đầu tiên sau 13 năm, Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố một lớp phi hành gia tập sự mới, bao gồm phi hành gia khuyết tật đầu tiên trên thế giới.

Turbine gió rời khỏi dây chuyền sản xuất.

Turbine gió ngoài khơi cao 146 m với đường kính cánh quạt 252 m xuất xưởng ở Phúc Kiến hôm 23/11, có công suất 16 MW.

Phó giáo sư Asgar Farahnaky giới thiệu về FiberX trong lọ cùng Tiến sĩ Mahsa Majzoobi tại RMIT.

Sợi FiberX làm từ tinh bột thừa trong nông nghiệp, giúp giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời mang đến lợi ích sức khỏe cho con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục