Cuba nghiên cứu phát triển vaccine chống lại phế cầu khuẩn

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/2/2023 | 2:46:57 PM

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi và chủ yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm.

Cuba đã nối lại các thử nghiệm lâm sàng đối với ứng cử viên vaccine Quimi-Vio, do các nhà khoa học thuộc Viện Vaccine Finlay (IFV) nghiên cứu và phát triển.

Chế phẩm này được kỳ vọng giúp bảo vệ chống lại bảy loại huyết thanh truyền nhiễm nhất và với tỷ lệ nhiễm phế cầu khuẩn cao trên toàn cầu.

Nhật báo Granma, Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, cho biết, các nhà khoa học của IFV và Nhóm kinh doanh của Tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm BioCubaFarma đã tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng đối với Quimi-Vio, vốn bị tạm dừng trước đó để ưu tiên phát triển vaccine ngừa Covid-19, và hoàn thành hồ sơ đăng ký để trình Cơ quan quản lý quốc gia.

Theo Phó Giám đốc IFV Yuri Valdés Balbín, Quimi-Vio giống như 7 loại vaccine được phát triển trong một và sẽ giúp chống lại một số loại huyết thanh của phế cầu khuẩn, gây ra hầu hết các bệnh viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em, cũng như nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm xoang và viêm phế quản.

Ông Valdés Balbín cho hay, trong các thử nghiệm trước đó, vaccine Quimi-Vio đã thể hiện hiệu quả rõ rệt và giúp tăng sinh miễn dịch chống phế cầu khuẩn. Chế phẩm này cũng được chứng minh là an toàn và chỉ gây tác dụng phụ cục bộ ở mức nhẹ.

Sau khi được phê duyệt, vaccine Quimi-Vio sẽ được áp dụng đầu tiên cho nhóm đối tượng từ 1 đến 5 tuổi và sau đó là ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi.

Theo BioCubaFarma, các nghiên cứu về ứng cử viên vaccine này đã được ưu tiên phát triển từ năm 2006 với hy vọng đây sẽ là loại thuốc phòng ngừa phức tạp nhất do Cuba nghiên cứu từ trước đến nay.

Trong 7 năm nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã thực hiện hơn 300 biện pháp kiểm soát phân tích cùng nhiều nghiên cứu giám sát, kinh tế và đánh giá tác động.

Bệnh phế cầu khuẩn là một bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo các chuyên gia y tế, phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng người lớn và trẻ em, gây ra những căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều di chứng nặng nề ngay cả sau khi hồi phục.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 1,6 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm, trong đó gần 50% là trẻ em dưới 5 tuổi và chủ yếu ở các nước thuộc thế giới thứ ba.

Số trẻ em tử vong do nhiễm phế cầu khuẩn chiếm khoảng 11% tổng số trẻ dưới 5 tuổi thiệt mạng do mọi nguyên nhân. Vi khuẩn đã kháng rất nhiều loại kháng sinh thông dụng nên việc điều trị rất tốn kém và khó khăn.
(Theo NDO)

Các tin khác
Lần gần nhất Việt Nam vô địch cuộc thi Robocon châu Á cách đây đã sáu năm. Đội tuyển LH - NICESHOT của Trường đại học Lạc Hồng vui mừng sau chiến thắng trước đội tuyển Malaysia ở trận chung kết Robocon châu Á 2017 tại Nhật Bản

Sau ba năm không tổ chức vì dịch COVID-19, vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam 2023 (Robocon) sẽ được tổ chức vào tháng 5-2023.

Máy bay mới của Công ty Pyka có thể chở 181 kg hàng hóa trong phạm vi 320 km sau mỗi lần sạc.

Thời điểm hiện tại, 4/5 tuyến cáp biển các nhà mạng Việt Nam khai thác bị lỗi.

Bốn tuyến cáp quang biển gồm AAG, APG, AAE-1 và IA (Liên Á) đều đang gặp sự cố khiến kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thông báo của Viện Toán học Clay

Việt Nam từng có GS Ngô Bảo Châu nhận học bổng nghiên cứu viên Clay vào năm 2004 và nay là Phạm Tuấn Huy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục