Nữ phi hành gia đầu tiên sẽ khám phá Mặt Trăng vào năm 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/4/2023 | 10:00:13 AM

NASA và cơ quan vũ trụ Canada ngày 3/4 công bố 4 phi hành gia sẽ tham gia giai đoạn 2 của sứ khám phá Mặt Trăng vào năm 2024.

Phi hành đoàn của sứ mệnh Artemis 2 sẽ bao gồm ba phi hành gia Mỹ và một phi hành gia Canada.
Phi hành đoàn của sứ mệnh Artemis 2 sẽ bao gồm ba phi hành gia Mỹ và một phi hành gia Canada.

Phi hành đoàn của sứ mệnh Artemis 2 sẽ bao gồm ba phi hành gia Mỹ và một phi hành gia Canada. Đáng chú ý, những người này sẽ bao gồm một nữ phi hành gia Christina Hammock Kock và phi hành gia da màu đầu tiên Victor Glover khám phá Mặt Trăng.

Phi hành gia Koch, 43 tuổi, từng làm nên lịch sử khi cùng phi hành gia Jessica Mer, thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian của toàn các nữ phi hành gia tháng 10 năm 2019. Koch đã thực hiện 6 chuyến đi bộ ngoài không gian và nắm kỷ lục nữ phi hành gia bay lâu nhất trong vũ trụ với 328 ngày.

Trong khi đó, Glover, 46 tuổi, sẽ là phi hành gia da màu đầu tiên bay lên Mặt Trăng. Theo NASA, Glover là phi hành gia gốc Phi đầu tiên từng tham gia một sứ mệnh dài ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời chúc mừng tới phi hành đoàn và nhấn mạnh rằng sứ mệnh này sẽ giúp đưa con người trở lại Mặt Trăng sau hơn 50 năm.

Giai đoạn đầu tiên của sứ mệnh khám phá Mặt Trăng được hoàn thành tháng 12 năm ngoái sau 25 ngày rưỡi trong không gian. Artemis 1 là bước đầu tiên trong kế hoạch tham vọng của NASA nhằm thiết lập hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng, qua đó tạo cơ sở để thực hiện các chuyến bay có người lái tới Sao Hỏa.

Sứ mệnh Artemis 2 sẽ được thực hiện trong năm 2024 với một chuyến bay xung quanh Mặt Trăng và sau đó trở về Trái Đất.  

Sứ mệnh Artemis khám phá Mặt Trăng của NASA gồm 4 giai đoạn và chi phí cho mỗi giai đoạn lên tới hơn 4 tỷ USD. Giai đoạn 3 và 4 trong các năm 2025 và 2027 sẽ là các chuyến bay có người lái đặt chân lên Mặt Trăng.

(Theo VTC)

Các tin khác
Hình ảnh của loài cá ốc được ghi lại ở độ sâu hơn 8.300 m dưới đáy biển gần Nhật Bản.

Các nhà khoa học đã quay được cảnh một con cá bơi ở độ sâu hơn 8.300 m dưới đáy biển gần Nhật Bản. Đây là loài cá sống sâu nhất dưới đại dương được phát hiện qua hình ảnh camera.

Siêu máy tính giúp dự báo dải mây mưa. Ảnh: Fujitsu

Siêu máy tính 31,1 petaflop Fugaku do công ty Fujitsu và Viện nghiên cứu Riken của Nhật Bản phát triển, có thể dự báo và phân tích các hiện tượng thiên nhiên như dải mây mưa và các cơn bão.

Ảnh minh họa.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hợp chất nói trên có thể giữ cho các tế bào cảm quang nhạy cảm với ánh sáng tồn tại trong 3 mô hình của bệnh mù bẩm sinh Leber 10 (LCA10).

Sản phẩm đường (trái) và dầu cà phê ở dạng thô do nhóm điều chế từ bã cà phê.

Nhóm sinh viên Đại học Nông lâm TP HCM nghiên cứu chiết xuất bã cà phê thành dầu, tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm và đường sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục