Việt Nam cần ra khỏi danh sách các nước vi phạm bản quyền cao nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/5/2007 | 12:00:00 AM

Trong buổi toạ đàm với chủ đề "Bản quyền phần mềm trong hội nhập quốc tế" diễn ra ngày 16/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam khẳng định, mục tiêu trước mắt của Việt Nam là nhanh chóng ra khỏi danh sách các nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới và phấn đấu sớm đạt mức ngang bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực.

Theo số liệu của BSA, tổ chức chuyên theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện bản quyền phần mềm thương mại ở các nước trên thế giới, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam năm 2003, 2004 là 92%, năm 2005  với giá trị vi phạm tương đương 38 triệu USD, năm 2006 là 88% với giá trị vi phạm tương đương 96 triệu USD. Vấn đề tôn trọng bản quyền phần mềm càng trở nên nóng bỏng sau khi nước ta chính thức gia nhập WTO vào tháng 1/2007 với các cam kết quốc tế về bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tham dự toạ đàm cho rằng việc vi phạm bản quyền phần mềm tràn lan hiện nay ở nước ta đang là lỗi ám ảnh cản trở sự đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm phục vụ nhu cầu nội địa, các doanh nghiệp chỉ chạy theo dự án hoặc hoạt động gia công xuất khẩu. Các doanh nghiệp như Lạc Việt, Vietkey, Edusoft... đã từng nếm trải những thất bại và tổn thất tài chính nặng nề khi đầu tư làm ra các sản phẩm nổi tiếng như từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey... được cài đặt trên hầu hết các máy tính ở Việt Nam nhưng người làm ra chúng lại hầu như chẳng thu được gì vì bị vi phạm bản quyền phần mềm rộng khắp cả nước.

Rồi tới các phần mềm nước ngoài, nhiều sản phẩm của các tên tuổi có tiếng như Windows, MS Office của Microsoft, Norton Security của Symantec... cũng bị vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Đây bị coi là một yếu tố cản trợ cho việc kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ của các công ty phần mềm lớn vào Việt Nam.

Đi kèm với nạn sử dụng trộm, sao chép trộm phần mềm hiện nay là thói quen sử dụng không có giấy phép, nghĩa là không có hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất. Đối với doanh nghiệp sử dụng phần mềm, điều này dẫn đến việc ứng dụng sản phẩm công nghệ thông tin nửa vời, không có kế hoạch, thường xuyên thay đổi quy trình ứng dụng, làm giảm hiệu suất hoạt động và về lâu dài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa.

Ông Đào Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm tin học Vietcombank khẳng định lợi ích lâu dài của việc tôn trọng bản quyền đối với đơn vị ứng dụng. Có thể nói tôn trọng bản quyền phần mềm chính là biện pháp thiết thực nhất bảo về quyền lợi cho các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp sản xuất phần memè và những doanh nghiệp sử dụng phần mềm cùng người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chung quy lại, vấn đề quan trọng nhất hiện nay để có thể cải thiện tình hình vi phạm bản quyền phần mềm của nước ta là cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, đồng thời chi phí cho việc mua bản quyền phần mềm cũng phải nằm trong khả năng kinh tế của người sử dụng. Bên cạnh những phần mềm thương mại, việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở cũng được nêu lên như một giải pháp để tăng sự lựa chọn cho người sử dụng.

Hoạt động nâng cao nhận thức về bản quyền phần mềm sẽ không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai mà sẽ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Theo kế hoạch, một "Trung tâm tư vấn bản quyền phần và sản phẩm thông tin số" sẽ sớm được thành lập nhằm triển khai các hoạt động tư vấn, bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực phần mềm và nội dung thông tin số, nhằm hỗ trợ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng cũng như nhà cung cấp sản phẩm. Bước đi này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu hạ tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam xuống mức trung bình của khu vực theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Hãng bảo mật Panda Software cho biết phát hiện một phần mềm điều khiển và giám sát PC bị "bắt cóc" hoàn toàn mới và có độ phức tạp cực cao.

Hãng LG Philips cho biết đã phát triển thành công giấy điện tử màu khổ A4 mỏng và có thể cuộn lại như một tờ giấy bình thường. Sản phẩm này có kích thước 35,9 cm x 0,3mm, hiển thị hơn 4.096 màu sắc.

Ngày 13/5, Công ty cổ phần ứng dụng và phát triển công nghệ Á Đông (TP.HCM) kết hợp với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức công bố chương trình hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức thiết kế, xây dựng miễn phí 50.000 website đầy đủ chức năng thương mại điện tử (trị giá 13 triệu đồng/website) cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Cơ chế bàn phím ảo của Citibank.

Một chuyên gia bảo mật người Ấn Độ cảnh báo cơ chế chống lừa đảo qua bàn phím ảo mới của ngân hàng Citibank có thể dễ dàng bị hacker “đập vỡ” và lấy đi những thông tin nhạy cảm của khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục