Cây giống mới giúp làm giàu nhà nông Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/8/2024 | 1:47:48 PM

YênBái - Việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là các loại cây trồng giống mới đã tác động tích cực đến kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Đến nay, Mù Cang Chải có khoảng 39,5 ha rau, nấm sản xuất hàng hóa; sản lượng trên 1.200 tấn sản phẩm/năm.
Đến nay, Mù Cang Chải có khoảng 39,5 ha rau, nấm sản xuất hàng hóa; sản lượng trên 1.200 tấn sản phẩm/năm.

Là địa phương vùng cao kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên việc khuyến khích nông dân phát triển các mô hình áp dụng KHCN vào sản xuất được huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm. Việc tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế; mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - công nghệ (KHCN) cho nông dân; triển khai thực hiện và nhân rộng các dự án khoa học… đã giúp nông nghiệp Mù Cang Chải có thêm các loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thông qua xây dựng mô hình trình diễn, nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp như: mô hình trồng rau an toàn trong nhà kính, trồng hoa hồng, , hồng giòn, đào chín sớm, nấm, cà chua, lúa đặc sản địa phương, chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học..., góp phần để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt mức tăng trưởng bình quân từ 5,5%/năm trở lên. 

Nhờ chọn được các giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương và nhu cầu của người tiêu dùng nên hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 116 ha sản xuất hoa hồng và rau màu hàng hóa, trong đó có 76,5 ha hoa hồng cho sản lượng khoảng gần 23 triệu bông/năm; rau, nấm sản xuất hàng hóa có khoảng 39,5 ha, sản lượng trên 1.200 tấn; trên 700 ha lúa chất lượng cao cho sản lượng khoảng 2.600 tấn/năm (lúa Shéng cù 300 ha, tập trung chủ yếu tại 3 xã Khao Mang, Nậm Có, Cao Phạ và trên 400 ha lúa nếp Tan, tập trung tại 2 xã Nậm Có, Cao Phạ). 

Huyện còn triển khai 2 dự án liên kết trồng mới và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả ôn đới (cây lê, cây hồng không hạt Fuyu) tại 4 xã: Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Púng Luông và Dế Xu Phình với tổng diện tích 84,1 ha, đưa tổng diện tích cây ăn quả của Mù Cang Chải lên 434 ha.

Hồng giòn Fuyu chính là loại cây  mà gia đình ông Thào Nhà Của ở bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt tham gia trong dự án trồng thử nghiệm tại hơn 1ha đất vườn. Đến nay, gia đình ông Của đã có trên 80 gốc hồng, sản lượng đạt khoảng 2 tấn quả/năm, giúp gia đình doanh thu trên 80 triệu đồng tiền hồng/năm.

Ông Thào Nhà Của cho biết: Tôi đã được học và áp dụng KHKT trong trồng, chăm sóc cây hồng giòn như: lựa chọn cây giống, trồng đúng quy định về khoảng cách, bón phân định kỳ, cắt tỉa cành lá, phát hiện và diệt sâu thủ công, chú trọng đến việc thu hoạch đúng thời điểm... Vì thế, cây hồng giòn của gia đình luôn phát triển khỏe mạnh. Năm nay, gia đình dự kiến sẽ thu hoạch được trên 3 tấn quả, tăng so với vụ trước khoảng 1 tấn.

Giống hồng giòn Fuyu đã được nhiều gia đình tại xã Nậm Khắt lựa chọn là loại cây phát triển kinh tế. Hiệu quả của giống quả này không chỉ ở việc nó là loại cây mới phù hợp với tiểu vùng khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương mà còn góp phần nâng cao trình độ thâm canh, chăm sóc của người dân đối với cây ăn quả.


Lãnh đạo xã Nậm Khắt thăm mô hình trồng hồng giòn của ông Thào Nhà Của ở bản Nậm Khắt.

Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở áp dụng các tiến bộ KHKT vào thâm canh, Nậm Khắt đã xuất hiện nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng thu nhập bình quân đạt khoảng 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 12,47%. Nậm Khắt phấn đấu hết năm 2024 trở thành xã đầu tiên của huyện về đích nông thôn mới.
 
Ông Thào A Phềnh - Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt chia sẻ: "Nậm Khắt luôn đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Nhất là từ năm 2021 đến nay, xã đã tạo mọi điều kiện cho các hợp tác xã, người dân có cơ hội chuyển đổi và phát triển các mô hình kinh tế trên địa bàn có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân".
   
Cùng với tăng cường công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây trồng phù hợp với sản xuất hữu cơ trên địa bàn, huyện còn khuyến khích người dân sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng, kháng sâu bệnh hoặc ít nhiễm sâu bệnh, sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt. 

Cụ thể, người dân Mù Cang Chải đã lựa chọn bộ giống lúa chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan vào thử nghiệm như: Việt lai 20, ĐS1, Shéng cù, Nếp tan, ADI73...; bộ giống ngô: NK66, AG59, CP3Q, GS9989, ngô nếp MX4, MX10…

Qua ứng dụng KHKT vào sản xuất đã cho kết quả khả quan, như đánh giá của ông Hoàng Văn Hân - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải; "Các giống lúa, giống ngô Mù Cang Chải đưa vào trồng thử nghiệm đã cho năng suất, chất lượng cao, ổn định, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ ở địa phương và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, góp phần thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện”.

Thành Trung 

Tags Mù Cang Chải khoa học công nghệ nông nghiệp hoa hồng hồng giòn

Các tin khác
Tàu điện ngầm Sydney Metro City tại Sydenham

Thành phố Sydney của Australia hôm 19/8 đã chính thức khai trương tuyến tàu điện ngầm không người lái mới - một công trình giao thông hiện đại trị giá hàng tỷ USD.

Ngành nông nghiệp huyện Văn Yên phối hợp nghiên cứu, đánh giá kết quả các giống sắn mới để đưa vào sản xuất.

Trong sản xuất nông nghiệp, khoa học kỹ thuật (KHKT) có vai trò rất quan trọng, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở Văn Yên (Yên Bái), điều này có thể nhìn thấy rõ ở cây sắn - một trong những cây trồng chủ lực của huyện và mở rộng ra ở nhiều cây, con khác.

Timeanddate.com cho biết đây là lần trăng tròn lớn nhất và sáng nhất năm 2024 cho đến nay và cũng là Trăng Xanh. Trên thực tế, mặt trăng không có màu xanh như một số người lầm tưởng mà đơn thuần chỉ là tên gọi.

Siêu trăng tháng 8 là siêu trăng đầu tiên của năm và được gọi là siêu Trăng xanh bởi nó là trăng tròn thứ ba trong 4 lần trăng tròn trong cùng một mùa thiên văn.

Bản vẽ phối cảnh thành phố Antakya sau khi hồi sinh với bờ sông ở trung tâm.

Các nhà chức trách và kiến trúc sư đang phát triển kế hoạch xây dựng lại thành phố Antakya để đối phó động đất, lũ lụt và nhiều thiên tai khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục