Trái Đất đảo cực khiến một loài người biến mất?

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/4/2025 | 2:36:26 PM

41.000 năm trước, cực Nam và cực Bắc của Trái Đất đã đổi chỗ khiến nhân loại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các tia vũ trụ.

Từ quyển - lớp
Từ quyển - lớp "áo giáp" từ trường của Trái Đất - sẽ giảm khả năng bảo vệ mỗi lần hiện tượng đảo ngược cực từ xảy ra.

Một nghiên cứu mới cho thấy tổ tiên Homo sapiens - tức "người tinh khôn" chúng ta - đã phát triển những cách sáng tạo để bảo vệ bản thân khỏi bức xạ cực tím (UV) tăng cao trong thời kỳ từ trường Trái Đất bất ổn nhất.

Nhưng loài người Neanderthal thì không. Điều này đã góp phần vào một loạt điều kiện bất lợi khác, đẩy họ đến sự tuyệt chủng.

Trái Đất của chúng ta được cho là đã nhiều lần đảo ngược cực từ - tức cực Nam và cực Bắc đổi chỗ cho nhau - và có thể sắp đảo ngược lần nữa.

Lần đảo cực đáng chú ý gần đây là Sự kiện Laschamps, xảy ra khoảng 40.000-42.000 năm trước.

Trong thời kỳ này, từ trường Trái Đất suy yếu đáng kể, chỉ còn khoảng 10% cường độ hiện tại, cho phép nhiều bức xạ hơn đến bề mặt hành tinh.

Cực quang lan rộng suốt thời kỳ đó, tạo nên một bầu trời đẹp mê hoặc, nhưng là vẻ đẹp chết chóc đối với sự sống Trái Đất.

Sự gia tăng bức xạ UV này sẽ gây ra rủi ro nghiêm trọng cho muôn loài, bao gồm các loài người trên Trái Đất khi đó.

Hồ sơ khảo cổ chỉ ra rằng Homo sapiens bắt đầu tạo ra quần áo bằng cách cắt may trong thời gian này, với bằng chứng là những chiếc kim đá và dụng cụ xử lý da động vật.

Chúng góp phần bảo vệ tổ tiên chúng ta khỏi tác hại của ánh nắng khắc nghiệt hơn ngày nay rất nhiều.

Y học hiện đại đã chứng minh tiếp xúc quá nhiều tia UV có thể dẫn đến nhiều loại bệnh, bao gồm ung thư và mù lòa.

Ngoài quần áo, Homo sapiens cũng bắt đầu ưa chuộng đất son - một chất màu đỏ làm từ oxit sắt, đất sét và silica.

Nó chính là "kem chống nắng" của người tiền sử. Tuy gây độc hại tích lũy theo thời gian nhưng nó cũng giúp bảo vệ da khỏi tia UV.

Bằng chứng khảo cổ liên quan đến các loài người khác không cho thấy họ cũng may quần áo và dùng đất son theo cách của Homo sapiens.

Điều này không trực tiếp gây ra tuyệt chủng cho người Neanderthal và các loài người khác có thể còn tồn tại trên hành tinh vào thời điểm đó.

Nhưng kết hợp với một số sự kiện bất lợi khác - bao gồm sự thay đổi về môi trường, nguồn thức ăn... - thảm cảnh đã xảy ra với những người họ hàng cổ đại này.

(Theo NLDO)

Các tin khác

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Osaka Nhật Bản đã trở thành nhóm đầu tiên trên thế giới tạo ra được gan thu nhỏ tinh vi từ tế bào gốc đa năng cảm ứng của con người (iPS).

Thẩm phán sử dụng phần mềm

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án 'Trợ lý ảo Tòa án nhân dân', một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị không chỉ đặt mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, mà còn khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế. Một trong những chuyển động sau khi Nghị quyết ra đời là sự thay đổi trong tư duy hợp tác, các nhà khoa học bắt đầu nhập cuộc cùng doanh nghiệp, tham gia guồng quay sản xuất và đổi mới công nghệ.

Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại lễ phát động giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2025.

Bên cạnh 4 hạng mục đã có trong các mùa giải trước, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2025 có thêm hạng mục “Tôn vinh cá nhân”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục