Việt Nam sắp có vệ tinh thứ hai

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/1/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 7/1, Thủ tướng đã đồng ý lựa chọn Pháp là nhà cung cấp công nghệ và vốn ODA để thực hiện dự án "Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1)". Đây là vệ tinh thứ hai của VN sẽ được đưa vào không trung sau vệ tinh Vinasat-1.

Tên lửa Ariane5 khai hỏa rời bệ phóng đưa vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào không gian.
Tên lửa Ariane5 khai hỏa rời bệ phóng đưa vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào không gian.

Hôm qua 7/1, Thủ tướng đã đồng ý lựa chọn Pháp là nhà cung cấp công nghệ và vốn ODA để thực hiện dự án "Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1)". Đây là vệ tinh thứ hai của VN sẽ được đưa vào không trung sau vệ tinh Vinasat-1.

VNREDSat-1 là loại vệ tinh khoa học cỡ nhỏ bay ở quỹ đạo thấp, dùng để giám sát, chụp ảnh mặt đất, cung cấp ảnh về cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh mặt đất. Vệ tinh có trọng lượng 150 kg, hoạt động trên quỹ đạo 5 năm, được trang bị các bộ cảm biến quang học, các ống kính chụp ảnh với độ phân giải cỡ 2m, quang phổ quan trắc 10 - 15m... có thể chụp ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau, ảnh quang học, ảnh radar (chụp bằng sóng radar).

VNDREDSat -1 sẽ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải tương đối cao về tài nguyên, môi trường và đặc biệt là chụp ảnh về thiên tai… giúp Việt Nam chủ động phòng chống với thiên tai tốt hơn không phải phụ thuộc vào ảnh vệ tinh mua của nước ngoài.

Trước đó, ngày 19/4/2008, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã kết thúc cuộc hành trình đưa cùng lúc hai vệ tinh Star One C2 của Brazil và Vinasat-1 của Việt Nam vào quỹ đạo.

Vinasat-1 đi vào hoạt động sẽ làm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình của Việt Nam. Với dung lượng truyền dẫn tương đương 10.000 kênh thoại cho Internet, truyền số liệu hoặc khoảng 120 kênh truyền hình, Vinasat-1 sẽ giúp Việt Nam sớm hoàn thành việc đưa các dịch vụ viễn thông, Internet và truyền hình đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo... Đồng thời Vinasat-1 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công tác thông tin phục vụ phòng chống và ứng cứu đột xuất khi xảy ra bão lũ, thiên tai...

(Theo Tin Tức)

Các tin khác
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ KH&CN và ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TTTT trao Giải Nhất cho các tác giả.

Giải thưởng báo chí về khoa học- công nghệ (KH&CN) vinh danh những nhà báo có tinh thần khoa học, đã nỗ lực hết mình, tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của hoạt động KH&CN trong sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.

Bộ Khoa học-Công nghệ vừa trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 cho TS. Nguyễn Thị Kim Thanh và PGS.TS. Trần Mạnh Trí.

Astra được coi là trợ lý AI đa phương thức, thời gian thực.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tại hội nghị thường niên dành cho các nhà phát triển ngày 14/5, công ty Google đã công bố Project Astra - một trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trả lời các truy vấn của người dùng theo thời gian thực tế trên video, âm thanh và văn bản.

Cá nhà táng.

Cá nhà táng là loài có bộ não lớn nhất hành tinh và chúng đang tận dụng rất tốt bộ não này. Các nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ của cá nhà táng có khả năng thể hiện phần lớn ý nghĩa mà chúng muốn giao tiếp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục