Ong mật giúp tìm cách phục hồi bệnh nhân hôn mê
- Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2012 | 2:33:17 PM
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand vừa được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Quốc gia (NASP), những chú ong mật có thể là đầu mối để các nhà khoa học tìm ra liệu pháp giúp bệnh nhân phẫu thuật gây mê toàn thân sớm phục hồi về cảm giác vốn bị chững lại do tác động của thuốc mê.
|
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân trải qua ca phẫu thuật gây mê toàn thân sau khi tỉnh dậy thường có cảm giác bị "tụt hậu" so với thời gian, hoặc cảm nhận như thể họ đang sống tại một nơi có múi giờ khác.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Auckland ngày 17/4 cho biết, việc gây mê toàn thân đã làm thay đổi chức năng của các gen vốn đảm nhận việc kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể. Tác dụng của thuốc gây mê toàn thân đã nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới một miền cảm giác khác khiến họ nghĩ đang sống ở múi giờ khác và sản sinh ra cảm nhận bị rớt lại so với nhịp điệu của thời gian.
Tiến sĩ Guy Warman, đến từ Khoa Gây mê của và khoa Khoa học sinh vật của trường đại học trên, cũng là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết điều này giải thích một cách khoa học lý do tại sao bệnh nhân thức dậy sau quá trình phẫu thuật gây mê luôn có cảm giác như vừa trải qua sự việc chỉ vài ba phút. Kiểu tác động này có thể kéo dài ít nhất là ba ngày, thậm chí có sự hiện diện của các tín hiệu ánh sáng mạnh mẽ chỉ cho não bộ biết thời gian thực trong ngày.
Để phát hiện ra điều thú vị trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác động của thuốc gây mê toàn thân đối với loài ong mật.
Ong mật là loài có khả năng nhận biết thời gian chính xác đến kinh ngạc, điều này cho phép chúng tìm được những bông hoa đúng nơi vào đúng thời điểm trong ngày.
Những chú ong này được huấn luyện để di chuyển đến một nguồn thức ăn cố định trước khi bị gây mê toàn thân.
Các nhà khoa học đã theo dõi kỹ hướng bay của những chúng sau khi thức dậy từ quá trình gây mê và xem hành vi tìm kiếm thức ăn của chúng bị trì hoãn trong vòng bao lâu. Kết quả cho thấy, nhận thức của những chú ong này về thời gian đã giảm đi rất đáng kể.
Ông Warman nói: "Bằng việc quan sát hành vi của chúng, chúng ta có thể thấy rõ khoảng thời gian trong ngày tồn tại trong não của những con ong và định hướng tác động của thuốc gây mê."
Một thuận lợi nữa để các nhà khoa học có thể dễ dàng so sánh là đồng hồ sinh học của loài ong này hoạt động theo cách thức tương tự với động vật có vú.
Bằng cách hiểu được tại sao các bệnh nhân lại có biểu hiện như thế, các nhà khoa học có thể tìm ra các liệu pháp điều trị cho họ sau ca phẫu thuật gây mê và hoàn toàn có thể cải thiện khả năng phục hồi nhanh sau phẫu thuật.
Các nhà nghiên cứu hiện đã sử dụng phát hiện mới của họ trong các nghiên cứu lâm sàng ở New Zealand, để kiểm tra mức độ "trì hoãn" nhận thức thời gian ở các bệnh nhân và tìm ra phương pháp điều trị.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Ngày 17/4, tại thành phố Cao Lãnh, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo Đầu tư-Sản xuất-Ứng dụng gạch polymer thay thế gạch đất sét nung của Công ty cổ phần Trung Hậu Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu như công bố của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê gây “sốc” hội đồng các nhà khoa học Việt Nam về phương pháp tạo điện từ nước lã thì ý tưởng xe chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội chỉ bằng 1 lít nước của vị kỹ sư già Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng cũng gây ngạc nhiên không kém.
Ban tổ chức cuộc thi "Sáng tạo robot Việt Nam (Robocon) 2012" cho biết, vòng loại khu vực miền Bắc vừa kết thúc tại Hà Nội ngày 10-4 đã xác định được 14 đội cuối cùng trong số 32 đội tham dự vòng chung kết Robocon Việt Nam 2012.
Tất cả những gì lấp lánh đều là vàng – đó là kết quả của một quy trình nhiệt hóa mới do những kỹ sư của Colombia phát triển, nhằm nhuộm màu kim loại quý này để khiến chúng trở nên giống như sapphire, ruby hay ngọc lục bảo.